Ngâm 1 cây đinh sắt vào 100ml dung dịch AgNO3 1M. Sau phản ứng hoàn toàn, lấy đinh sắt ra rửa sạch, sấy khô rồi cân lên thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm m(g). Tính m
nAgNO3 = 0,1
Fe + 2AgNO3 —> Fe(NO3)2 + 2Ag
0,05…….0,1……………………….0,1
—> m tăng = mAg – mFe = 8 gam
X là hiđrocacbon mạch hở có không quá 3 liên kết pi trong phân tử. Hỗn hợp Y gồm X và lượng H2 gấp đôi lượng cần dùng để hiđro hóa hoàn toàn X. Cho hỗn hợp Y đi qua Ni nung nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Z có tỉ khối so với hiđro là 31/3. Đốt m gam hỗn hợp Z cần 13,44 lít O2 (đktc), hấp thụ sản phẩm cháy vào 400ml dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,5M và KOH 0,25M thu được p gam kết tủa. Giá trị của p là
A. 33,49 B. 35,46 C. 37,43 D. 39,40
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho vào ống nghiệm 2 – 3 giọt CuSO4 5% và 1 ml dung dịch NaOH 10%. Lắc nhẹ, gạn bỏ phần dung dịch. Lấy kết tủa cho vào ống nghiệm (1). Bước 2: Rót 1,5 ml dung dịch saccarozơ 1% vào ống nghiệm (2) và rót tiếp vào đó 0,5 ml dung dịch H2SO4. Đun nóng dung dịch trong 2 – 3 phút. Bước 3: Để nguội dung dịch, cho từ từ NaHCO3 tinh thể vào ống nghiệm (2) và khuấy đều bằng đũa thủy tinh cho đến khi ngừng thoát khí CO2. Bước 4: Rót dung dịch trong ống nghiệm (2) vào ống nghiệm (1), lắc đều cho đến khi tủa tan hoàn toàn. Phát biểu nào sau đây sai? A. Sau bước 2, thu được dung dịch có chứa hai loại monosaccarit. B. Mục đích chính của việc dùng NaHCO3 là nhằm loại bỏ H2SO4 dư. C. Ở bước 3, việc để nguội dung dịch là không cần thiết. D. Sau bước 4, thu được dung dịch có màu xanh lam.
Hỗn hợp E gồm 1 axit cacboxylic no đơn chức X và 1 amino axit no Y (trong phân tử chỉ chứa 1 nhóm NH2- và 1 nhóm -COOH). Đốt cháy m gam E thu được 26,88 lít CO2 và 23,4 gam nước. Biết m gam E phản ứng vừa đủ với 0,3 mol NaOH và số nguyên tử C trong X nhỏ hơn số nguyên từ C trong Y. Khối lượng của Y trong m gam E là:
A. 20,6 B. 15,45 C. 18,025 D.10,3
Hỗn hợp X chứa Mg, Fe, Cu, FeO, Fe2O3, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 3,5% khối lượng. Đun nóng m gam X với 0,448 lít khí CO một thời gian thu được rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỷ khối hơi đối với hiđro bằng 16. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch chứa 1,3 mol HNO3 thu được dung dịch T chứa 84,72 gam muối và 2,688 lít hỗn hợp khí G chứa NO và N2, G có tỷ khối hơi đối với hiđro bằng 89/6. Biết thể tích các khí đều đo ở đktc. Giá trị của m là
A. 16,0. B. 19,2. C. 32,0. D. 12,8.
Cho các dãy đồng đẳng: (1) ankan (2) anken (3) ankin (4) ankađien (5) ancol no, đơn chức, mạch hở (6) axit no, đơn chức, mạch hở (7) anđehit no, đơn chức, mạch hở (8) ancol không no, có một liên kết đôi, đơn chức, mạch hở (9) axit không no, đơn chức, mạch hở (10) ancol no, hai chức, mạch hở. Dãy gồm các chất khí đốt cháy hoàn toàn đều cho số mol H2O bằng số mol CO2
A. (2); (6); (7); (8) B. (2); (6); (8); (9)
C. (2); (5); (7); (10) D. (2); (3); (6); (8)
Dung dịch A chứa HNO3 có pH = a. Dung dịch B chứa NaOH có pH = 7 + a. Tỉ lệ nồng độ mol/l của NaOH và HNO3 là
A. 10^(7-a) B. 10^(7-2a) C. 10^(2a-7) D. 10^(a-7)
Cho các chất: NH4Cl; (NH4)3PO4; KNO3; Na2CO3; Ca(H2PO4)2. Số chất trong dãy trên khi phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 dư tạo ra kết tủa là
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Cho các phát biểu sau: (1) Các amino axit là những chất rắn, dạng tinh thể ở điều kiện thường (2) Các peptit đều có phản ứng màu biure (3) Polietilen được tạo ra từ phản ứng trùng ngưng ancol etylic (4) Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch (5) Các trieste (triglixerit) đều có phản ứng cộng hiđro (6) Các este thường dễ tan trong nước và có mùi thơm (7) Phenol và anđehit fomic có thể tham gia phản ứng trùng ngưng Số phát biểu đúng là
A. 4 B. 5 C. 6 D. 3
Cho hỗn hợp hơi gồm HCHO (a mol) và C2H2 (b mol) tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được kết tủa. Cho kết tủa này vào dung dịch HCl dư, sau khi kết thúc phản ứng còn lại m gam chất không tan. Mối liên hệ giữa a, b và m là
A. m = 432a + 287b B. m = 432a + 143,5
C. m = 216a + 143,5b D. m = 216a + 287b
Hỗn hợp X gồm Zn và kim loại M. Cho 12,1 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 2,24 lít khí (đktc) và a gam chất rắn. Mặt khác cho 12,1 gam X tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư, thu được 11,2 lít khí NO2 (là sản phẩm khử duy nhất, đktc). Tính chất của kim loại M
A. Tan được trong dung dịch hỗn hợp Ca(OH)2 và KOH dư
B. Không tan được trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội
C. Tác dụng với clo và dung dịch HCl cho ra cùng một muối
D. Tan được trong dung dịch Fe(NO3)2
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến