Ngâm một lá Zn vào dung dịch axit H2SO4 loãng dư có khí thoát ra. Bọt khí sẽ sinh ra nhiều hơn khi thêm chất nào vào dung dịch trên ?
A. CuSO4. B. AlCl3. C. NaCl. D. HCl
Bọt khí sẽ sinh ra nhiều hơn khi thêm dung dịch CuSO4 vì:
Zn + Cu2+ —> Zn2+ + Cu
Cu sinh ra bám vào lá Zn, ăn mòn điện hóa xảy ra, trong đó Zn là cực âm, bị ăn mòn nhanh hơn nên khí thoát ra mạnh hơn.
thế sao HCL không được ad
Cho dãy các chất: triolein; saccarozơ; nilon- 6,6; poli (etylen terephtalat); xenlulozơ và glyxylglyxin. Số chất trong dãy trên có thể tham gia phản ứng ở môi trường kiềm là:
A. 4. B. 6. C. 5. D. 3.
Hỗn hợp X gồm axetilen, etilen và hiđrocacbon Y cháy hoàn toàn thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 1 : 1. Dẫn X đi qua bình đựng dung dịch nước brom dư thấy khối lượng bình tăng 0,82 gam, khí thoát ra khỏi bình đem đốt cháy hoàn toàn thu được 1,32 gam CO2 và 0,72 gam H2O. Phần trăm thể tích của hiđrocacbon Y trong X có giá trị là
A. 75. B. 25. C. 50. D. 33,33.
Cho dãy chất: Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, Fe, Al, ZnCl2, ZnO, BaCl2. Số chất trong dãy vừa tác dụng với dung dịch AgNO3, vừa tác dụng với dung dịch NaOH là:
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Cho các polime sau: thủy tinh hữu cơ, tơ olon, tơ lapsan, poli (vinyl axetat), poli etilen, tơ capron, caosu buna-S, tơ nilon-6,6. Số polime được điều từ phản ứng trùng hợp (hoặc đồng trùng hợp) là
A. 7. B. 6. C. 4. D. 5.
Cho các phát biểu sau: (a) Trong phân tử các hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có nguyên tố cacbon. (b) Các hợp chất peptit đều có phản ứng màu biure. (c) Thủy phân hoàn toàn chất béo, luôn thu được glixerol. (d) Trong phân tử saccarozơ, các gốc monosaccarit liên kết với nhau qua nguyên tử oxi. (e) Có thể loại bỏ các vết bẩn là dầu mỡ bám trên vải bằng xăng hoặc dầu hỏa. (f) Tơ capron, tơ nilon-6,6 đều thuộc loại poliamit. Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 3. C. 6. D. 4.
Cho các phát biểu sau: (1) Bột nhôm trôn với bột sắt (III) oxit dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm. (2) Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thu được hai loại đipeptit là đồng phân của nhau. (3) Bột ngọt (mì chính) là muối mononatri của axit 2-aminopentan-1,5-đioic. (4) Dung dịch Na2CO3 có thể làm mất tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu của nước cứng. (5) Glucozơ, axit glutamic, sobitol, frutozơ và axit ađipic đều là các hợp chất hữu cơ tạp chức. (6) Dùng bột lưu huỳnh để xử lí nhiệt kế thủy ngân rơi vãi khi nhiệt kế bị vỡ. Số phát biểu đúng là
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
Trộn 5,4 gam bột Al và 17,4 gam bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong chân không (Al chỉ khử Fe3O4 về Fe). Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 5,376 lít khí H2 (điều kiện tiêu chuẩn). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là
A. 60%. B. 70%. C. 80%. D. 90%.
Cho sơ đồ phản ứng sau: Este X (C6H10O4) + 2NaOH (nhiệt độ) → X1 + X2 + X3. X2 + X3 (H2SO4, nhiệt độ) → C3H8O. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Trong X, số nhóm –CH2- bằng số nhóm –CH3.
B. Từ X1 có thể tạo ra CH4 bằng 1 phản ứng.
C. X không có phản ứng với H2 hoặc AgNO3.
D. X có hai đồng phân cấu tạo.
Cho các phát biểu sau: (1) Trong hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, crom thuộc chu kì 4, nhóm VIB. (2) Các oxit của crom đều là oxit bazơ. (3) Trong các hợp chất, số oxi hóa cao nhất của crom là +6. (4) Trong các phản ứng hóa học, hợp chất crom (III) chỉ đóng vai trò là chất oxi hóa. (5) Khi phản ứng với khí Cl2 thiếu, crom tạo hợp chất crom(III). Trong các phát biểu trên, những phát biểu nào là đúng
A. (1), (3) và (5). B. (1), (3) và (4).
C. (2), (4) và (5). D. (1), (2), (3) và (5).
Câu 1. Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl và Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau:
Giá trị của m là:
A. 41,65 B. 40,15 C. 35,32 D. 38,64
Câu 2. Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào ống nghiệm chứa dung dịch gồm HCl và Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa ( m gam) theo số mol Ba(OH)2 như sau:
Biết giá trị (mmax – mmin) là 14,04 gam. Hãy cho biết b gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 0,3. B. 0,2. C. 0,1. D. 0,6.
Câu 3. Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl và Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo số mol Ba(OH)2 được thể hiện như sau:
Nếu cho từ từ đến hết 0,6 mol Ba(OH)2 vào ống nghiệm thì khối lượng kết tủa thu được là
A. 85,5 gam. B. 77,7 gam. C. 69,9 gam. D. 82,9 gam.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến