Có 3 điện tích \[{ q _ 1 };{ q _ 2 };{ q _ 3 }\] đặt tại 3 điểm A,B,C trong không khí. Để $ { q _ 1 } $ nằm cân bằng thì vị trí của A, B, C phải thỏa mãnA.A, B, C cùng thuộc một đườn trònB.A, B, C thẳng hàngC.A, B, C là 3 đỉnh của một tam giác đềuD.A, B, C là 3 đỉnh của một tam giác vuông
Có 4 điện tích điểm $ { q _ 1 },{ q _ 2 },{ q _ 3 },{ q _ 4 } $ đặt tại 4 điểm trong không khí. Điều kiện để $ { q _ 4 } $ nằm cân bằng làA.$ \overrightarrow{{ F _ 4 }}=\overrightarrow{{ F _{14}}}+\overrightarrow{{ F _{24}}}=\overrightarrow 0 $B.$ \overrightarrow{{ F _ 4 }}=\overrightarrow{{ F _{14}}}+\overrightarrow{{ F _{24}}}+\overrightarrow{{ F _{34}}}=\overrightarrow 0 $C.$ { F _ 4 }={ F _{14}}+{ F _{24}}+{ F _{34}}=0 $D.$ \overrightarrow{{ F _ 4 }}=\overrightarrow{{ F _{34}}}+\overrightarrow{{ F _{24}}}=\overrightarrow 0 $
Đưa một quả cầu kim loại A nhiễm điện dương lại gần một quả cầu kim loại B nhiễm điện dương. Hiện tượng nào dưới đây sẽ xảy ra ?A.Cả hai quả cầu đều bị nhiễm điện do hưởng ứng.B.Chỉ có quả cầu A bị nhiễm điện do hưởng ứng.C.Cả hai quả cầu đều không bị nhiễm điện do hưởng ứng.D.Chỉ có quả cầu B bị nhiễm điện do hưởng ứng.
Độ lớn lực Cu- lông có đặc điểm A.tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ thuận với bình phương khoảng cách giữa chúng.B.tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.C.tỉ lệ nghịch với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ thuận với bình phương khoảng cách giữa chúng.D.tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa chúng.
Phát biểu nào dưới đây là đúng.A.Nguyên tử clo mất đi 1 proton sẽ trở thành ion $ C{ l ^ - } $ .B.Nguyên tử clo nhận thêm electron sẽ trở thành ion $ C{ l ^ - } $ .C.Ion $ C{ l ^ - } $ có số proton nhiều hơn số electron.D.Ion $ C{ l ^ - } $ có số electron ít hơn số proton.
Phát biểu nào sau đây là không đúng?A.Electron không thể chuyển từ vật này sang vật khác.B.Nguyên tử có thể mất đi hoặc nhận thêm electron để trở thành ion.C.Electron là hạt có khối lượng \[9,{{1.10}^{-31}}\left( kg \right).\] D.Electron là hạt mang điện tích \[-1,{{6.10}^{19}}\left( C \right)\].
Vật A trung hoà điện đặt tiếp xúc với vật B đang nhiễm điện âm thì vật A:A.Không thể kết luậnB.Vẫn trung hòa về điệnC.Nhiễm điện âmD.Nhiễm điện dương
Hãy chọn phát biểu đúng.Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khíA.tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích.B.tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.C.tỉ lệ thuận với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.D.tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa hai điện tích.
Công thức tính lực tác dụng giữa hai điện tích điểm trong chân không làA.\(F=k\dfrac{q_1q_2}{r}\).B.\(F=k\dfrac{q_1q_2}{\varepsilon r}\).C.\(F=k\dfrac{|q_1q_2|}{r^2}\).D.\(F=k\dfrac{q_1q_2}{\varepsilon r^2}\).
Theo định luật bảo toàn điện tích, trong một hệ cô lập về điện thìA.tổng các điện tích dương luôn bằng trị tuyệt đối của tổng các điện tích âm.B.số hạt mang điện tích dương luôn bằng số hạt mang điện tích âm.C.tổng đại số các điện tích trong hệ luôn bằng không.D.tổng đại số các điện tích trong hệ luôn bằng hằng số.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến