Trong thí nghiệm Young ta có a = 0,2 mm, D = 1,2 m. Nguồn gồm hai bức xạ có λ1 = 0,45 µm và λ2 = 0,75 µm. Công thức xác định vị trí hai vân sáng trùng nhau của hai bức xạ trên là:A. 9k (mm). B. 10,5k (mm). C. 13,5k (mm). D. 15k (mm).
Một học sinh thực hiện phép đo khoảng vân trong thí nghiệm giao thoa khe I-âng. Học sinh đó đo được khoảng cách hai khe $\displaystyle a=1,2\pm 0,03\,\left( mm \right)$; khoảng cách từ hai khe đến màn $\displaystyle D=1,6\pm 0,05\,\left( m \right)$. Và bước sóng dùng cho thí nghiệm là $\displaystyle \lambda =0,68\pm 0,007\,\left( \mu m \right)$. Sai số tương đối của phép đo làA. 1,17% B. 1,28% C. 4,59% D. 6,65%
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Y-âng, khoảng cách giữa hai khe là a = 1 mm; màn E cách hai khe là D = 2 m, nguồn sáng đơn sắc S phát bức xạ có bước sóng λ = 0,460 µm. Miền giao thoa đối xứng qua VSTT rộng 4,2 cm. Số vân sáng trên miền giao thoa là:A. 46 vân sáng. B. 45 vân sáng. C. 48 vân sáng. D. 44 vân sáng.
Trong thí nghiệm giao thoa Iâng đối với ánh sáng đơn sắc. Trên màn, trong khoảng rộng 5 mm người ta đếm được 5 vân sáng (ở hai rìa khoảng rộng là hai vân tối). Tại điểm M cách vân trung tâm 20 mm là vân gì? bậc mấy:A. Vân sáng, bậc 20. B. Vân tối, bậc 20. C. Vân sáng, bậc 19. D. Vân tối, bậc 21.
Chọn câu trả lời đúng. Khoảng vân được định nghĩa là:A. Khoảng cách giữa hai vân sáng cùng bậc trên màn hứng vân. B. Khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp trên màn hứng vân. C. Khoảng cách giữa hai vân tối liên tiếp trên màn hứng vân. D. Khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp trên màn hứng vân và khoảng cách giữa hai vân tối liên tiếp trên màn hứng vân.
Trong thí nghiệm với hai khe lâng, hai khe hẹp F1, F2 cách nhau một khoảng 1,2 mm, các vân quan sát qua kính lúp, tiêu cự f = 4 cm, đặt cách mặt phẳng của hai khe một khoảng L = 40 cm. Trong kính lúp người ta đếm được 15 vân sáng. Khoảng cách giữa tâm của hai vân sáng ngoài cùng đo được là 2,1 mm. Bước sóng của bức xạ làA. λ = 0,25 μm. B. λ = 0,5 mm. C. λ = 0,5 μm. D. λ = 0,25 mm.
Phát biểu nào sau đây là sai khi đề cập về chiết suất của môi trườngA. Chiết suất của một môi trường trong suốt tùy thuộc vào màu sắc của ánh sáng truyền tới nó B. Chiết suất của một môi trường có giá trị tăng dần từ màu tím đến màu đỏ C. Chiết suất tuyệt đối của các môi trường trong suốt tỉ lệ nghịch với vận tốc truyền ánh sáng trong môi trường đó D. Chiết suất tuyệt đối của các môi trường trong suốt tỉ lệ nghịch với vận tốc truyền ánh sáng trong môi trường đó
Góc chiết quang của lăng kính bằng 6°, chiếu một tia sáng trắng vào mặt bên của lăng kính theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. Đặt một màn quan sát sau lăng kính, song song với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang của lăng kính và cách mặt này 2 m. Chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ là nd = 1,5 và đối với tia tím là nt = 1,58. Độ rộng của quang phổ liên tục trên màn quan sát bằng:A. 16,76 mm. B. 12,75 mm. C. 18,30 mm. D. 15,42 mm.
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Y-âng, khoảng cách hai khe S1 và S2 là a = 4 mm; khoảng cách từ hai khe đến màn ảnh (E) là D = 2 m. Trên màn quan sát thấy hai vân sáng bậc 5 ở hai bên vân sáng trung tâm cách nhau 3 mm. Khoảng cách từ vân sách bậc 4 đến vân tối thứ tư bằng: A. 0,15 mm. B. 0,25 mm. C. 0,20 mm. D. 0,12 mm.
Khi chiếu một chùm ánh sáng trắng qua một lăng kínhA. thì chùm sáng đó bị phân tích thành vô số tia đơn sắc từ đỏ đến tím, tia đỏ ít lệch nhất, tia tím lệch nhiều nhất. B. thì thấy rằng ánh sáng trắng là tập hợp vô số ánh sáng đơn sắc có bước sóng từ 0,4 (μm) tới 0,75 (μm) tương ứng với các màu từ tím tới đỏ. C. thì các tia sáng đơn sắc có cùng góc tới, tuy nhiên, chiết suất của lăng kính phụ thuộc vào màu sắc của chúng, giá trị đó tăng dần từ đỏ tới tím, vì vậy sau hai lần khúc xạ, tia đỏ ít lệch nhất, tia tím lệch nhiều nhất (góc lệch D đồng biến với chiết suất n). D. Thì thấy rằng chùm sáng là tập hợp vô số ánh sáng đơn sắc có bước sóng từ 0,4 μm tới 0,75 μm tương ứng với các màu từ tím tới đỏ; hoặc chùm sáng trắng đó bị phân tích thành vô số các tia sáng đơn sắc có cùng góc tới nhưng chiết suất của lăng kính phụ thuộc vào màu sắc của chúng, giá trị đó tăng dần từ đỏ tới tím, vì vậy sau hai lần khúc xạ, tia đỏ ít lệch nhất, tia tím lệch nhiều nhất (góc lệch D đồng biến với chiết suất n).
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến