1. Nguyên nhân thực dân pháp xâm lược:+Kiếm thị trường buôn bán.+ Truyền bá đạo Thiên chúa. Thế kỉ XV, XVI, người châu Âu đi tìm những vùng đất mới với 2 mục đich trên. · Ở VN, Bồ Đào Nha là thương nhân đầu tiên. Sau là Anh, Pháp cào xin chúa Nguyễn (phía Nam), Trịnh (phía Bắc) để giao thương, nhưng ban đầu sự việc không thuận lợi nên họ bỏ đi. · Đến thế kỉ XIX, KHKT Âu-Mỹ phát triển mau lẹ, hàng hóa vượt mức, tiêu thụ không hết nên nhu cầu tỉm kiếm thị trường là yêu cầu bức thiết. Châu Á là một thị trường lý tưởng vì: + Đất rộng, người đông là thị trường vô tận.+ Nhiều nguyên liệu, giàu tài nguyên rất cần thiết cho kĩ nghệ châu Âu.+ Tình trạng kinh tế lạc hậu, yếu mở cửa nên khó cạnh tranh với hàng hóa của châu Âu.+ Đa số yếu kém về quân sự so với sự tối tân của Phương Tây. Do đó, Phương Tây dễ dàng dùng áp lực quân sự để bảo vệ quyền lựi thương mại. Vì thế: + TQ bị xâu xé, các nước Ấn, Philippin…đều bị các nước Phương Tây chiếm. VN còn bỏ ngõ, nên Pháp vội xông vào, vừa muốn biến VN làm nơi tiêu thị, vừa muốn làm bàn đạp tấn công Nam TQ. · Đi theo sau con đường thương mại lài việc truyền bá đạo Thiên chúa. + Việt Nam: Động cơ chính thức đẩy Pháp xâm chiếm là tư bản Pháp muốn tìm kiếm thị trường thương mại , còn việc bảo vệ tín ngưỡng (đạo Thiên Chúa) là động cơ phụ tạo điều kiên cho động cơ chính để đẩy mạnh hơn việc thôn tính. Triều đình Huế (Nguyễn) thiếu hẳn tầm nhìn. Đáng lẽ phải ứng phó với thời cuộc như: Mở cửa để cho PT vào buôn bán để chúng tự kiềm hãm lẫn nhau (như Xiêm, Nhật), tiếp thu kĩ nghệ PT để canh tân trong nước vê sau tìm cách đối phó với chúng. Đồng thời phải cho tự do truyền đạo bởi sự sùng kính của người dân trong và ngoài để tránh sự căm phẫn để thoát khỏi cuộc viễn chính của PT. Nhưng triều đình đã đi ngược lại hành động đó, lại căn thẳng lo sợ sự hiểm họa của PT nên khước từ giao thiệp. Pháp nhiều lần thương lượng với triều đình nhưng bất thành. Nên nổ súng xâm lược Việt Nam.