Câu 1:
- Nguyên nhân bùng nổ cuộc cách mạng dân chủ tư sản tháng hai:
Đầu thế kỉ XX,trong khi nhiều nước trên thế giới bước sang giai đoạn phát triển tư bản công nghiệp mạnh mẽ thì Nga vẫn là 1 nước quân chủ chuyên chế, chính sự tồn tại của chế độ chuyên chế này và những tàn tích phong kiến lạc hậu đã kìm hãm sự phát triển của công nghiệp tư bản ở Nga.
_Trong chiến tranh thế giới thứ nhất Nga hoàng tham chiến,chính hoàn cảnh này đã kiến cho nước Nga chịu những hậu quả nghiêm trọng cụ thể: đầu năm 1917 kinh tế quôc dân hoàn toàn kiệt quệ,sản xuất cồng nghiệp, nông nghiệp đình đốn.Nạn thất nghiệp tăng nhanh,nạn đói sảy ra ở nhiều nơi.Nền kinh tế Nga lạc hậu, ngoài mặt trận,quân đội liên tiếp thất bại(1917 có 1,5 triệu người chết và 4 triệu người bị thương-.),sự lạc hậu về kinh tế và chính trị bị phơi bày -->Mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt.
+Phong trào phản đối chiến tranh lật đổ Nga hoàng lan rộng khắp nơi,chính phủ Nga hoàng ngày càng tỏ ra bất lực,không còn khả năng thống trị.
Như vậy có thể nhận thấy đến 1917 Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hòang của Nga đã đứng trước miệng hố của sự tan vỡ đánh dấu bằng sự bùng nổ của cuộc cách mạng dân chủ tháng hai.
-Nguyên nhân bùng nổ cuộc cách mạng tháng Mười Nga:
+Cuộc cách mạng dân chủ tư sản tháng 2 giành thắng lợi, chế độ quân chủ chuyên chế thống trị nước Nga bấy lâu đến nay đã sụp đổ. Tuy nhiên 1 tình hình mới lại diễn ra ở Nga đó là tình trạng 2 chính quyền song song tồn tại: chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu công nhân,nông dân và binh lính. Nếu tình trạng trên còn tiếp tục tồn tại sẽ gây sự bất ổn định đối với Nga vì trên thực tế 2 chính quyền trên lại đại diện cho lợi ích cảu 2 giai cấp khác nhau.
Đứng trước tình hình đó V.I,Lê nin và đảng Bôn-sê-vích Nga đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng lất đổ Chính phủ tư sản lâm thời.
Câu 2:
Tại sao trong 1929 - 1933 các nước lại khủng hoảng kinh tế?
Do sự sản xuất bừa bãi, ồ ạt chạy theo lợi nhuận trong những năm ổn định của chủ nghĩa tư bản 1924-1929 đã dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu, hàng hoá ế thừa trước sức mua quá thấp của xã hội.
Câu 3:
Nhận xét về phong trào độc lập dân tộc của các nước châu Á. Nêu nhận xét mới của các phong trào này?
-Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước châu Á lên cao và lan rộng hơn, có sự lãnh đạo, diễn ra với nhiều hình thức, giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc. Các đảng cộng sản được thành lập và giữ vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng.
-Giai cấp công nhân đã tích cực tham gia cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, và ở một số nước, công nhân đã đóng vai trò lạnh đạo cách mạng. Sau chiến tranh, nhiều Đảng cộng sản ở các nước châu Á cũng được thành lập như Đảng Cộng Sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản In –đô –nê –xi –a, Đảng Cộng Sản của các nước Đông Nam Á…
Chúc bạn học tốt!