Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,54. Mỗi khi có 27 nguyên tử 65Cu thì có bao nhiêu nguyên tử 63Cu.
Mỗi khi có 27 nguyên tử 65Cu thì có x nguyên tử 63Cu
—> A = (27.65 + x.63)/(27 + x) = 63,54
—> x = 73
Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào 50ml dung dịch X có chứa các ion NH4+, SO42-, NO3- thấy có 11,65 gam kết tủa được tạo ra và đun nóng thì thu được 4,48 lít khí (đktc) một chất khí. Nồng độ mỗi muối trong X là
A. (NH4)2SO4 1M; NH4NO3 2M
B. (NH4)2SO4 2M; NH4NO3 1M
C. (NH4)2SO4 1M; NH4NO3 1M
D. (NH4)2SO4 0,5M; NH4NO3 2M
Cho 50 ml dung dịch A gồm axit hữu cơ R-COOH và muối kim loại kiềm của axit đó tác dụng với 120 ml dung dịch Ba(OH)2 0,125M, sau phản ứng thu được dung dịch B. Để trung hòa Ba(OH)2 dư trong B, cần cho thêm 3,75 gam dung dịch HCl 14,6%, sau đó cô cạn dung dịch thu được 5,4325 gam muối khan. Mặt khác, khi cho 50 ml dung dịch A tác dụng với H2SO4 dư, đun nóng thu được 1,05 lít hơi axit hữu cơ trên (đo ở 136,50C; 1,12 atm). 1. Tính nồng độ mol của các chất tan trong A. 2. Tìm công thức của axit và của muối. 3. Tính pH của dung dịch 0,1 mol/l của axit tìm thấy ở trên, biết độ điện ly α = 1%.
Để oxi hoá 7,56 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al có khối lượng mol trung bình là 25,2 g/mol bằng hỗn hợp khí Cl2 và O2 (đktc) có tỉ khối so với hiđro là 20,756 với lượng vừa đủ hỗn hợp X. Để hoà tan hết hỗn hợp X cần tối thiểu bao nhiêu gam dung dịch HCl 18,25% (giả sử lượng muối hoà tan trong dung dịch sau phản ứng không vượt quá độ tan)?
A. 124 B. 62 C. 40 D. 20
Cho m gam Al tác dụng với 400 ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 1M và Cu(NO3)2 xM thu được dung dịch X và 57,28 gam hỗn hợp kim loại. Thêm 612,5ml dung dịch KOH 2M vào dung dịch X thu được 27,37 gam kết tủa gồm 2 chất. Giá trị của x là (giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
A. 0,80 B. 0,90 C. 0,92 D. 0,96
Cho m gam hỗn hợp Cu và Fe2O3 vào 400ml dung dịch HCl dư thu được dung dịch A (không còn chất rắn không tan) trong đó khối lương FeCl3 là 9.75g. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch A sau đó lọc lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 20g chất rắn, m có giá trị là : A. 18,8 B. 21,14 C.24,34 D.26,8
Cho m gam bột Cu vào 400 ml dung dịch AgNO3 0,2M. Sau một thời gian phản ứng thu được 7,76 gam hỗn hợp chất rắn X và dung dịch Y. Lọc tách X, rồi thêm 5,85 gam bột Zn vào Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,53 gam chất rắn Z. Giá trị của m là:
A. 5,76 B. 5,12 C. 3,84 D. 6,40
Hỗn hợp X gồm Cu, CuO, Fe3O4. Hòa tan hết m gam X trong 1,2 lít dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y chứa 3 chất tan cùng nồng độ mol. Giá trị m
A. 36,48 hoặc 31,54 B. 34,68 hoặc 39,77
C. 36,48 hoặc 39,77 D. 34,68 hoặc 31,54
Hòa tan hoàn toàn m gam oxit MO (M là kim loại) trong 78,4 gam dung dịch H2SO4 6,25% (loãng) thì thu được dung dịch X trong đó có nồng độ H2SO4 còn dư là 2,433%. Mặt khác khi cho CO dư đi qua m gam MO nung nóng, phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y, cho Y qua 500 ml dung dịch NaOH 0,1M thì chỉ còn một khí duy nhất thoát ra, trong dung dịch có chứa 2,96 gam muối.
1. Xác định kim loại M và khối lượng m.
2. Cho x gam Al vào dung dịch X thu được ở trên, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 1,12 gam chất rắn. Tính x?
Hòa tan hoàn toàn 6,98 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Fe, FeCO3, MgCO3 trong dung dịch chứa x mol HNO3 và 0,28 mol NaHSO4 thu được 2,016 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm CO2, H2, NO với tổng khối lượng 2,56 gam và dung dịch Z chỉ chứa 37,48 gam hỗn hợp muối trung hòa. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong Y số mol của H2 lớn nhất.
B. Giá trị của x lớn hơn 0,03.
C. Trong Z có chứa 0,01 mol ion NH4+.
D. Số mol NO trong Y là 0,015.
X gồm Fe2O3, CuO, Al2O3. – Để hòa tan vừa đủ 29,1 gam hỗn hợp X cần 2,2 lít dung dịch HCl 0,5M. – Lấy 0,22 mol hỗn hợp X cho tác dụng hoàn toàn với H2 dư (nung nóng) thu được 6,336 gam H2O và m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 19,976 B. 22,700 C. 12,992 D. 17,864
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến