Nguyên tử nguyên tố X, các ion Y+ và Z2- đều có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. Số thứ tự của X, Y, Z trong bảng tuần hoàn lần lượt là
A. 10, 11 và 8 B. 18, 19 và 16
C. 18, 19 và 8 D. 1, 11 và 16
Nguyên tử nguyên tố X, các ion Y+ và Z2- đều có cấu hình electron: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6
—> X là Ar (Z = 18)
Y là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 (K, Z = 19)
Z là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 (S, Z = 16)
Cho các chất và ion sau Cl-, Na2S, NO2, Fe2+, SO2, Fe3+, NO3-, SO42-, SO32-, Na, Cu. Dãy chất và ion nào sau đây vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá?
A. NO2, Fe2+, SO2, SO32-.
B. Cl-, Na2S, NO2, Fe2+
C. Na2S, Na2S, NO3-, NO2
D. Cl-, Na2S, Na, Cu
Ion A2+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. Tổng số electron trong nguyên tử A là:
A. 21 B. 19 C. 18 D. 20
Cho hỗn hợp X gồm lysin và glyxin (tỉ lệ mol 1 : 1) tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Cho 640 ml dung dịch KOH 1M vào Y, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan. Giá trị m là
A. 58,90. B. 59,89. C. 58,18. D. 68,42.
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Fe và FeCO3 trong dung dịch HCl dư, thu được 2,688 lít khí (đktc) và dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thấy thoát ra 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 54,56. B. 58,88. C. 50,24. D. 52,40.
Hiđro hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm axit acrylic, metyl acrylat và triolein cần dùng 0,18 mol H2 (xúc tác Ni, t°) thu được hỗn hợp Y. Đun nóng toàn bộ Y với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được (0,5m + 13,62) gam muối và (0,5m – 8,4) gam hỗn hợp Y gồm hai ancol. Khối lượng của axit acrylic trong m gam hỗn hợp X là
A. 8,64. B. 7,56. C. 9,36. D. 6,48.
Cho m gam Mg vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và Fe(NO3)3. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X chỉ chứa một muối duy nhất và rắn Y. Cho toàn bộ Y vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dùng dư) thu được 10,08 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6, đo ở đktc). Giá trị m là
A. 10,56. B. 11,04. C. 11,52. D. 10,80.
X, Y (MX < MY) là hai hợp chất hữu cơ đều no, mạch hở, trong phân tử chứa các nhóm chức trong số các nhóm sau: -OH, -CHO, -COOH. Lấy x mol X hoặc x mol Y tác dụng với Na dư đều thu được 1 mol khí H2. Hiđro hóa hoàn toàn x mol X hoặc x mol Y đều dùng tối đa 2 mol H2 (xúc tác Ni, t°). Đốt cháy hoàn toàn 18,6 gam hỗn hợp T chứa X, Y, thu được 27,72 gam CO2 và 8,64 gam H2O. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp T là
A. 29,03%. B. 48,39%. C. 32,26%. D. 38,71%.
Đặt hai cốc A và B chứa dung dịch HCl loãng (dùng dư) trên hai đĩa cân, cân ở trạng thái cân bằng. Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho 1 mol CaCO3 vào cốc A và 1 mol KHCO3 vào cốc B. (b) Cho 1 mol Fe vào cốc A và 1 mol CaO vào cốc B. (c) Cho 1 mol FeO vào cốc A và 1 mol FeCO3 vào cốc B. (d) Cho 1 mol Na2S vào cốc A và 1 mol Al(OH)3 vào cốc B. (e) Cho 1 mol FeS vào cốc A và 1 mol Fe vào cốc B. (g) Cho 1 mol NaOH vào cốc A và 1 mol MgCO3 vào cốc B. Giả sử nước bay hơi không đáng kể, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp cân trở lại vị trí cân bằng là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Nung nóng hỗn hợp gồm 6,48 gam Al và 15,2 gam Cr2O3 trong khí trơ, sau một thời gian thu được hỗn hợp gồm Al2O3, Cr2O3, Al và 6,24 gam Cr. Biết trong phản ứng nhiệt nhôm, Cr2O3 bị khử thành Cr. Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là
A. 50%. B. 45%. C. 60%. D. 75%.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH. (b) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2. (c) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2. (d) Cho dung dịch chứa a mol NaHCO3 vào dung dịch chứa a mol Ca(OH)2. (e) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch NaNO3. (g) Cho a mol Na2O vào dung dịch chứa a mol CuSO4. Số thí nghiệm dùng để điều chế natri hiđroxit là
A. 5. B. 6. C. 3. D. 4.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến