Nguyên tử R tạo được cation R+. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của R+ (ở trạng thái cơ bản) là 3p6. Tổng số hạt mang điện trong R+ là
A. 37. B. 18. C. 38 D. 19.
Cấu hình của R+: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6
R bị mất 1e tạo ra R+ nên:
—> Cấu hình của R: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1
—> R+ có 18e và 19p
—> R+ có 18 + 19 = 37 hạt mang điện.
Một hỗn hợp khí gồm CH4, H2, C2H4 có tỉ khối với H2 là 7,6 và chiếm thể tích là 11,2 lít. Cho hỗn hợp phản ứng trong điều kiện có xúc tác niken một thời gian thu được hônx hợp khí mới có tỉ khối với H2 là 9,5. Vì sao tỉ khối tăng lên? Tính thể tích hỗn hợp khí đktc sau phản ứng
Cho 5,2 gam Zn tác dụng vừa đủ 200ml axit HNO3 1M thu được sản phẩm khử duy nhất là khí X. Sản phẩm khử X là:
A. NO B. N2O C. NO2 C. N2
Hỗn hợp M gồm 0,04 mol Al và 0,06 mol Mg. Nếu đem hỗn hợp này hòa tan hoàn toàn trong HNO3 dư thu được 0,03 mol sản phẩm khử duy nhất X . Nếu đem hòa tan hỗn hợp đó trong H2SO4 đặc, nóng, dư cũng thu được 0,03 mol sản phẩm khử duy nhất Y. X và Y lần lượt là
A. NO2 và H2S B. NO2 và SO2
C. NH4NO3 và SO2 D. NH4NO3 và H2S
Hòa tan 0,03 mol FexOy trong dung dịch HNO3 dư thấy sinh ra 0,672 lít khí X duy nhất (đktc). X là:
A. NO2 B. NO
C. N2O D. N2
Hòa tan hết hỗn hợp gồm 18,56 gam Fe3O4 và 11,52 gam Cu vào dung dịch chứa 0,12 mol NaNO3 và a mol HNO3, sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa các muối của kim loại và hỗn hợp khí Y gồm NO và NO2 có tỉ khối so với He bằng 9,1. Cô cạn dung dịch X, sau đó nung tới khối lượng không đổi thấy khối lượng chất rắn giảm 53,42 gam. Giá trị của a là
A. 1,24. B. 1,12. C. 1,14. D. 1,15.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến