1. Sự chuyển biến của nền nông nghiệp
- Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà vua, nông dân được giao ruộng đất cày cấy và phải nộp thuế cho nhà vua.
- Nhà Lý dùng đất công làm nơi thờ phụng, xây đền chùa hoặc phong cấp cho con cháu và người có công.
- Nhà Lý thực hiện nhiều chính sách phát triển nông nghiệp.
+ Các vua Lý thường về các địa phương cày tịch điền.
+ Khuyến khích khai khẩn đất hoang.
+ Chú trọng thủy lợi.
+ Ban hành lệnh cấm giết hại trâu bò, bảo vệ sức kéo nông nghiệp.
=> Nông nghiệp phát triển, mùa màng bội thu.
a) Thủ công nghiệp
- Những nghề thủ công truyền thống như chăn tằm ươm tơ, dệt lụa, làm gốm,..rất phát triển.
- Những nghề thủ công mới như làm đồ trang sức, làm giấy, nghề in bản gỗ, đúc đồng, nhuộm vải được mở rộng.
- Nhiều công trình nổi tiếng do thợ thủ công Đại Việt tạo dựng như: tháp Báo Thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Định),...
b) Thương nghiệp
- Buôn bán trong và ngoài nước được mở rộng.
- Hệ thống chợ được xây dựng.
- Vân Đồn là nơi buôn bán tập nập, thu hút nhiều thuyền buôn của các nước đến trao đổi, buôn bán.
Nhà Lý dời đô về Thăng Long vì:
- Kinh đô Hoa Lư với địa thế hiểm trở, thích hợp trong thời chiến và khi thế lực quốc gia còn yếu.
- Nay, khi đất nước đã thái bình, yêu cầu đặt ra là phải lựa chọn một nơi có địa thế thích hợp nhất để làm căn cứ đóng đô, ổn định về kinh trị làm cơ sở để phát triển kinh tế, đưa đất nước đi lên.
- Thăng Long là nơi có vị trí thích hợp nhất “xem khắp đất Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. Đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”.
=> Vì vậy, năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định rời đô về Đại La (nay là Hà Nội), đổi tên thành Thăng Long (có nghĩa là rồng bay lên)