-nhà nước đảng cộng sản việt nam ra đời năm 1930
-
- Thành phần nhân sự của cơ quan này là các đại biểu Quốc hội Việt Nam, do cử tri Việt Nam bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các đại biểu được bầu chịu trách nhiệm trước cử tri bầu ra mình và trước cử tri cả nước.
- Chính phủ do Chủ tịch nước thành lập và Quốc hội phê chuẩn, có nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Quốc hội (5 năm). Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu Chủ tịch nước và phê chuẩn chính phủ mới.
- Ủy ban nhân dân là một cơ quan hành chính nhà nước của hệ thống hành chính Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là cơ quan thực thi pháp luật tại các cấp tỉnh, huyện và xã. Các chức danh của Ủy ban nhân dân được Hội đồng nhân dân cấp tương ứng bầu ra và có nhiệm kỳ trùng với nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân.
-
Đây là cơ quan hành chính của các địa phương cấp huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã. Ủy ban nhân dân cấp huyện có từ 9 đến 13 thành viên, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, ủy viên thư ký và các ủy viên. Thường trực Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, và ủy viên thư ký.
Người đứng đầu Ủy ban nhân dân cấp huyện là Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Trên danh nghĩa, vị trí này là do Hội đồng nhân dân cấp huyện bầu ra theo hình thức bỏ phiếu kín. Thông thường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện sẽ đồng thời là Phó Bí thư Huyện ủy.
Bộ máy giúp việc
Bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương cấp huyện thông thường gồm các phòng, ban trực thuộc:
- Văn phòng ủy ban nhân dân
- Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Tài nguyên - Môi trường, Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tư pháp, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Văn hóa - Thông tin, Phòng Dân tộc, Phòng Y tế, Phòng Nội vụ, Phòng Thống kê
- Thanh tra huyện, Ban Quản lý các Dự án đầu tư và Xây dựng cơ bản.
- Một số cơ quan nhà nước ở cấp huyện như Chi cục Thuế, Chi cục Thống kê, huyện đội, Công an huyện, Ban Chỉ huy Quân sự v.v... không phải là cơ quan của chính quyền địa phương cấp huyện mà là cơ quan theo ngành dọc của chính quyền trung ương đặt tại huyện (đứng chân trên địa bàn huyện).
Chi ngân sách
Luật Ngân sách Nhà nước 1996 quy định khá rõ nguồn thu và nhiệm vụ chi của chính quyền địa phương cấp huyện.
Chính quyền địa phương cấp huyện có các nhiệm vụ chi sau:
- Chi thường xuyên: Các hoạt động sự nghiệp kinh tế, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, xã hội và các hoạt động sự nghiệp khác do cơ quan cấp huyện quản lý; Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội, phần giao cho cấp huyện; Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện; Tài trợ cho các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp cấp huyện theo quy định của pháp luật; Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật; Đối với thị xã, thành phố thuộc tỉnh còn đảm nhận thêm các nhiệm vụ chi về quản lý, duy tu, bảo dưỡng các công trình công cộng, sự nghiệp thị chính.
- Chi đầu tư phát triển: Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo phân cấp của tỉnh. Thị xã, thành phố thuộc tỉnh còn có nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông quốc lập các cấp và các công trình phúc lợi công cộng, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông nội thị, an toàn giao thông, vệ sinh đô thị.
- Chi hỗ trợ tài chính cho chính quyền xã
Các nguồn thu
Chính quyền địa phương cấp huyện có quyền thu các loại thuế và nguồn thu sau:
- Thuế: Thuế môn bài, trừ thuế môn bài thu từ các hộ kinh doanh nhỏ ở xã, thị trấn; Thuế sát sinh thu từ các doanh nghiệp giết mổ gia súc trên địa bàn phường; Các khoản phí, lệ phí từ các hoạt động do các cơ quan thuộc cấp huyện quản lý;
- Tiền thu từ hoạt động sự nghiệp của các đơn vị do cấp huyện quản lý; Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho cấp huyện theo quy định của Pháp luật; Đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của Chính phủ; Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước cho ngân sách cấp huyện;
- Thu kết dư ngân sách cấp huyện;
- Hỗ trợ tài chính từ chính quyền địa phương cấp tỉnh., trong đó bao gồm cả các khoản thu từ thuế của chính quyền địa phương cấp tỉnh nhượng lại cho cấp huyện theo tỷ lệ phần trăm như thuế sử dụng đất nông nghiệp; Thuế chuyển quyền sử dụng đất; Thuế nhà, đất; Tiền sử dụng đất. (Đối với các thị xã, thành phố thuộc tỉnh còn được chính quyền địa phương cấp tỉnh nhượng thêm một phần theo tỷ lệ phần trăm thuế doanh thu, thuế lợi tức, lệ phí trước bạ thu trên địa bàn và được lập quỹ đầu tư theo quy định của Chính phủ.)
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, Luật Ngân sách Nhà nước 2002 không còn quy định rõ các nhiệm vụ chi và nguồn thu của địa phương cấp huyện nữa. Thay vào đó, để cho chính quyền địa phương cấp tỉnh quyết định cho cấp huyện.