Nhận biết các chất sau, viết phương trình hoá học:
a. Glixerol, axit axetic, phenol, etanol.
b. Benzen, ancol etylic, phenol, andehit fomic.
a. Hòa tan vào H2O để được các dung dịch tương ứng.
Dùng quỳ tím: Hóa đỏ là CH3COOH
Dùng Br2: Có kết tủa trắng là C6H5OH
Dùng Cu(OH)2: Tạo dung dịch xanh lam là C3H5(OH)3
Còn lại là C2H5OH.
b. Hòa tan vào H2O, thấy phân lớp là C6H6.
Cho Br2 vào 3 dung dịch còn lại, có khí thoát ra là HCHO. Kết tủa trắng là C6H5OH.
Hỗn hợp X gồm hai kim loại Y và Z đều thuộc nhóm IIA và ở 2 chu kỳ kế tiếp trong bảng tuần hoàn (MY < MZ). Cho m gam hỗn hợp X vào nước dư, thấy thoát ra V lít H2. Mặt khác, cho m gam X vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thấy thoát ra 3V lít H2 (thể tích đo ở cùng điều kiện). Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất với
A. 33,33%. B. 54,52%. C. 66,67%. D. 45,45%.
Cho ancol C3H6(OH)2 tác dụng với axit cacboxylic A được chất M mạch hở, A chỉ chứa 1 loại nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn 17,2 gam chất M cần dùng vừa hết 14,56 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy chỉ gồm CO2 và H2O theo tỉ lệ số mol tương ứng là 7 : 4. Mặt khác cứ 17,2 gam M phản ứng vừa hết với 8 gam NaOH, M có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Tìm công thức cấu tạo của A, M
Dung dịch X chứa x mol HCl. Dung dịch Y chứa y mol Na2CO3 và 2y mol NaHCO3. Nhỏ từ từ đến hết X vào Y, thu được V lít khí CO2 (đktc). Nhỏ từ từ đến hết Y vào X, thu được dung dịch Z và 2V lít khí CO2 (đktc). Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào Z thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 150x. B. 75x. C. 112,5x. D. 37,5x
Cho 7,4 gam hỗn hợp 2 chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C3H6O2 tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch X chứa 8,48 gam hỗn hợp muối và m gam rượu Y. Đun Y với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được chất hữu cơ Z có tỉ khối hơi với Y bằng 0,6087. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tìm m
Điện phân 200 ml dung dịch muối nitrat kim loại M hóa trị I điện cực trơ cho đến khi bề mặt catot xuất hiện bọt khí thì ngừng điện phân. Để trung hòa dung dịch sau điện phân phải cần 250 ml dung dịch NaOH 0,8M. Nếu ngâm 1 thanh Zn có khối lượng 50 gam vào 200 ml dung dịch muối nitrat trên, phản ứng xong khối lượng lá Zn tăng thêm 30,2% so với khối lượng ban đầu. Tính nồng độ mol muối nitrat và kim loại M?
A. 2M và Na. B. 0,1M và Ag.
C. 0,011M và Cu. D. 1M và Ag.
X là 1 este đa chức tác dụng hết với NaOH theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2. Cho 0,1 mol X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư thu được 1 muối có khối lượng nhiều hơn khối lượng este là 13,56% (so với khối lượng của X) và 6,4 gam 1 rượu đơn chức. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của X
Điện phân dung dịch gồm 7,45 gam KCl và 28,2 gam Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi khối lượng dung dịch giảm đi 10,75 gam thì ngừng điện phân (giả thiết lượng nước bay hơi không đáng kể). Tất cả các chất tan trong dung dịch sau điện phân là
A. KNO3 và KOH. B. KNO3, HNO3 và Cu(NO3)2.
C. KNO3, KCl và KOH. D. KNO3 và Cu(NO3)2.
Cho 11,424 lít (đktc) hỗn hợp X gồm H2 và 2 hiđrocacbon A, B mạch hở (B hơn A một nguyên tử cacbon) vào bình kín có sẵn một ít bột Ni. Nung hỗn hợp X, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y gồm 6 hiđrocacbon có tỉ khối hơi đối với H2 là 17,68.
a) Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y trong O2 dư thu được 14,112 lít CO2 (đktc) và 11,52g H2O. Xác định công thức phân tử A và B.
b) Hỗn hợp Y làm mất màu tối đa V lít dung dịch Br2 1M và thoát ra 1,568 lít (đktc) hỗn hợp khí Z. Tính V và tổng thể tích các khí A, B trong hỗn hợp Y. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Hai chất hữu cơ X, Y cùng chứa một loại nhóm chức và phân tử đều chứa vòng benzen. Công thức phân tử của X và Y lần lượt là C9H8O4 và C10H8O4. Từ X, Y thực hiện các phản ứng hóa học sau:
(1) X + 3NaOH (t°) —> X1 + X2 + X3 + H2O
(2) Y + 3NaOH (t°) —> X1 + X2 + X4 + H2O
(3) X1 + H2SO4 (loãng) —> X5 + Na2SO4
(4) 2CH2=CH2 + O2 (t°, xt) —> 2X4
(5) X5 + 2X3 (H2SO4 đặc, t°) —> Z + 2H2O
Phân tử khối của Z là
A. 146 đvc B. 194 đvc C. 118 đvc D. 104 đvc
Cho 41,68 gam hỗn hợp F gồm Fe3O4 và kim loại M vào dung dịch HNO3 50,4% đun nóng, khuấy đều hỗn hợp để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 4,032 lít NO2 (đktc), dung dịch G và 17,28 gam kim loại M. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch G thu được kết tủa K. Nung K trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 24,72 gam chất rắn R. Biết M có hóa trị không đổi trong các phản ứng trên, khí NO2 là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Khối lượng dung dịch HNO3 50,4% tối thiểu để hòa tan hoàn toàn 41,68 gam hỗn hợp F là
A. 112,5. B. 95,0. C. 125,0. D. 85,0.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến