Ông cha ta từ xa xưa đã nhận thức được rõ ý nghĩa của sự tìm tòi, khám phá và học hỏi, để rồi đúc rút ra câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, câu tục ngữ đã đánh thức mỗi con người sự tự giác học hỏi, mở rộng tầm nhìn và hiểu biết của mình, học tập không ngừng và có thái độ tích cực trong học tập.Đầu tiên ta cũng phải hiểu được rằng câu nói của ông cha ta như muốn nhắn nhủ điều gì? Qủa thật “Một ngày" so với một năm là ngắn ngủi biết bao nhiêu. Ta như thấy được "một ngày" trong một đời người trăm năm là vô cùng cực ngắn. Khi mà con người "đi một ngày đàng" đối với khách bộ hành thì quãng đường đi được có đáng là bao? Thế nhưng các bậc tiền nhân xưa lại như cũng đã khẳng định là "học một sàng khôn". Và từ "khôn" là điều hay, điều tốt, và đó cũng chính là cái mới mẻ rất bổ ích đối với mọi người để mở mang trí tuệ, để có thể mà trau dồi nhân cách. Còn với từ "Sàng" là công cụ lao động đã được khéo léo đan bằng tre, nứa của nhà nông dùng để sàng gạo. Còn khi nói "Sàng khôn" là biểu tượng chỉ khối lượng kiến thức rất lớn được thu lại chho mỗi người. Tóm lại ta như thấy được câu tục ngữ có ý muốn nói và khuyên nhủ mọi người đó chính là hãy đi những nơi khác, hãy mở rộng tầm mắt để có thể học được nhiều điều hơn trong chính cuộc sống của mỗi chúng ta. Lý thuyết trong sách vở không bao giờ đa dạng bằng thực tiễn cuộc sóng. Có lẽ cũng chính vì thế nên chúng ta hãy học mọi lúc mọi nơi, nhất là đến những vùng đất mới nào đó, bởi ở đó có rất nhiều điều lý thú mà ta có thể học hỏi được.
Ngày nay, câu tục ngữ vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Đất nước ta đang trong thời kì hội nhập với thế giới. Chính vì vậy, như cầu cấp thiết hiện nay chính là nâng cao kiến thức của con người. Đất nước phát triển đòi hỏi con người phải luôn tiếp thu, học hỏi. Khi đang là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường thì nhà trường chính là một xã hội thu nhỏ, là nơi ta có thể dễ dàng tiếp cận với trí thức của nhân loại một cách bài bản, có chọn lọc. Bởi thế, để có một hành trnag vững vàng bước vào đời, học sinh chúng ta cần phải nỗ lực học tập không ngừng nghỉ như lời Lê-nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Hơn nữa, chúng ta cần học những điều bổ ích, thiết thực cho bản thân, tránh tiếp thu những thói hư tật xấu.Việc học là cả một quá trình dài. Bởi thế bên cạnh ý thức học tập, bản thân chúng ta cũng nên tự đề ra phương pháp học tập hợp lý, có định hướng để đạt được hiệu quả như mong muốn. Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” chính là một bài học quý báu dành cho thế hệ trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước. Đất nước có phát triển được hay không hoàn toàn phụ thuộc vào nền trí thức của các thế hệ mai sau.Khi ra ngoài xã hội được giao tiếp, được va chạm nhiều mặt của cuộc sống, ta sẽ tự mình biết thế nào là điều tốt thế nào là điều xấu để từ đó tránh xa nếu đó là điều xấu và học hỏi điều tốt. Điều này giúp ta giải thích được hiện tượng vì sao có những bạn khi còn nhỏ rất ngoan ngoãn chỉ biết ở nhà và học hành chăm chỉ song đến khi lớn lên lại trở thành kẻ hư hỏng, nhiều khi không phải do bạn đó thay đổi mà khi bạn ra cuộc sống bạn không phân biệt đâu là người tốt đâu là người xấu nên chơi nhầm phải một số bạn xấu, bị lôi kéo và do không biết đó là thói xấu nên dần dần bạn sa ngã lúc nào không hay. Thế mới biết việc học những điều hay nhận biết điều dở là vô cùng quan trọng. Mỗi câu tục ngữ luôn đúc kết những kinh nghiệm của ông cha, bởi vậy nó hàm chứa những bài học sâu sắc, ý nghĩa khái quát. Câu tục ngữ "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" như đã khái quát một chân lí mang tính quy luật. Chúng ta còn trẻ chẳng có gì ngoài thời gian và sức trẻ vậy tại sao không học hỏi, đi đây đi đó để mở mang tri thức