Trong cuộc sống, khi làm bất cứ việc gì, nếu hấp tấp, vội vàng thì sẽ dễ bị hỏng việc. Ngược lại, nếu ta làm cẩn thận, bền chí thì việc khó đến đâu ta cũng sẽ làm được. Đúng như vậy, để khuyên bảo con người nên chuyên tâm,kiên trì trong công việc, tục ngữ ta có câu răn dạy: “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Chúng ta hãy cùng chứng minh câu tục ngữ trên.
Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ. Ta thấy câu tục ngữ tuy ngắn gọn nhưng bao hàm ý tứ sâu sa gồm 2 lớp nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen ý nói ai có công mài mãi 1 thanh sắt thì có ngày sắt sẽ mòn thành cây kim. Nghĩa bóng ý nói kim là thứ nhỏ bé nhưng ít, tượng trưng cho công việc khó khăn. Muốn từ sắt trở thành kim, phải trải qua quá trình tôi luyện, mài giũa công phu. Nếu ai có lòng kiên trì, ý chí bền bỉ thì dù việc khó như mài sắt thành kim cũng sẽ làm được.
Nói chung, câu tục ngữ này khuyên ta khi làm việc gì thì đừng nên ngại khó, ngại khổ, phải có ý chí, lòng kiên trì thì sẽ làm được những việc khó khăn trong cuộc sống.
Thật vậy, trong đó lịch sử có nhiều tấm gương bền chí đã chứng minh được ý nghĩa của câu tục ngữ trên. Ta không thể không nhắc đến cậu bé Nguyễn Hiền. Hằng ngày, dù mưa to hay nắng gắt thì cậu vẫn không quản mệt nhọc kiên trì học tập, nghe nhờ bài giảng ở ngoài cửa sổ. Bù đắp lại những nỗ lực của những ngày tháng cần mẫn, cậu bé đã trở thành Trạng Nguyên nhỏ tuổi nhất Việt Nam khi mới 13 tuổi.
Không chỉ có vậy, nhân vật Mạc Đĩnh Chi cũng là tấm gương hiếu học mà ai cũng biết.Thuở nhỏ, nhà nghèo không có tiền mua đèn học, ông đã bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng vịt đã khoét lỗ để làm đèn Sau này, ông đã thi đỗ Trạng Nguyên. Một lần, đi sứ sang Trung Quốc, đối đáp trôi chảy, ông được vua nước nỳ sắc phong Trạng Nguyên lần thứ 2. Vì thế người đời đã có câu đối ca ngợi ông:
“Lưỡng quốc Trạng Nguyên lừng đất Bắc
Một nhà danh hoạn ngất trời Nam”
Đó cũng chính là nhờ sự chuyên tâm bền công chí, không quản khó khăn nên ông mới có được thành tựu như vậy.
Bên cạnh đó, không thể quên được chàng thanh niên cao Bá Quát. Ông đã kiên trì rèn chữ viết hằng ngày, ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, luyện mọi lúc mọi nơi trong một thời gian dài. Kết quả là ông trở thành một tấm gương mẫu mực về “ văn hay chữ tốt”.
Tiếp theo, Bác Hồ kính yêu của chúng ta là một nhân chứng về ý chí kiên trì đáng để chúng ta học tập. Với hai bàn tay trắng, năm 1911, Bác đã ra đi tìm đường cứu nước, bôn ba nhiều nước trên thế giới với quyết tâm cao độ, lòng kiê trì, không ngại gian khổ đã tìm ra chân lý cách mạng đưa đất nước ta thoát khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp năm 1945. Bác cũng có nhiều bài thơ khuên bảo chúng ta phải biết kiên trì, bền chí, đừng nản lòng trước việc khó:
“Không có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển quyết chí ắt làm nên”
Trong cuộc sống hiện đại, kể sao cho hết những tấm gương vượt khó khăn, vượt lên từ trong gian khổ để gạt hái được nhiều thành công. Đó là thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, tuy bị lệt 2 tay từ nhỏ nhưng vẫn đến trường học và tập viết bàng chân. Những năm tháng âm thầm, khổ luyện đã giúp thầy viết đẹp, vẽ đẹp, thi đỗ đại học.
Ngoài ra, nghệ sĩ dương cầm Đặng Thái Sơn, nổi tiếng cả trong và ngoài nước. Anh đã dành được giải nhất trong cộc thi quốc tế âm nhạc Sô-panh.Để có được tiếng đàn tuyệt diệu như ngày nay là cả một quá trình tôi luyện, không nản chí và còn nhiều hơn nữa những tấm gương vượt khó, vươn lên trên số phận, không cam chịu nghịch cảnh của bản thân để đạt dược thành công rực rỡ sau này
Tuy nhiên, trông cuộc sống hiện đại ngày nay, vẫn còn còn những người chưa có tính kiên trì nhẫn nại, không chịu khó, chấp nhận những thất bại không đáng có.
Tóm lại, kiên trì là những kỹ năng và thái độ sống của con người để theo đuổi mục tiêu trong cuộc sống. Đó là nỗ lực hết mình, cố gắng không ngừng, luôn vững vàng, không bỏ cuộc dù gặp những gian khổ, thử thách, thậm chí là những thất bại cũng không buông bỏ và quyết tâm làm đến cùng. Sự kiên trì là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần tạo nên sự thành công trong cuộc sống của mỗi con người. Chính vì lẽ đó, muốn thể hiện tính kiên trì của mình ta phải xác định được mục tiêu của chính mình; thật gan lì, bền bỉ; học cách đứng lên sau thất bại; luôn phấn đấu, không ngừng phát triển thành công.