+ Kinh tế :
- Kinh tế chính là trồng lúa nước; biết sử dụng công cụ sắt, dùng trâu bò để kéo cày; làm ruộng bậc thang; trồng lúa hai vụ một năm.
- Trồng cây ăn quả : cam, dừa, mít,...
- Và các loại cây khác : đay, gai, bông,...
- Biết khai thác lâm thổ sản (rừng), làm đồ gốm, đánh cá.
- Người Chăm buôn bán với nhân dân các quận Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ,...
+ Văn hóa :
- Tôn giáo : theo đạo Bà-la-môn và đạo Phật.
- Từ thế kỉ IV, người Chăm đã có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.
- Tín ngưỡng : có tục hỏa táng người chết, ăn trầu cau, ở nhà sàn,...
- Kiến trúc : có nền kiến trúc đặc sắc, độc đáo như tháp Chăm, đền, tượng các bức chạm nổi,...
- Có mối quan hệ chặt chẽ với người Việt, cùng nhau đoàn kết đấu tranh giành độc lập.
+ Nhận xét :
-Trình độ tương đương với các vùng xung quanh : công cụ bằng sắt, sử dụng trâu bò kéo cày, trồng lúa một năm hai vụ, trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá và khai thác lâm thổ sản ... đều phát triển.
- Có sự giao lưu, buôn bán với các nước láng giềng...