Nhiên liệu được coi là sạch, ít gây ô nhiễm môi trường là
A. Than đá, than cốc B. Xăng, dầu
C. Khí thiên nhiên D. Củi, gỗ
Khí thiên nhiên là nhiên liệu sạch, ít gây ô nhiễm môi trường vì là dạng khí nên dễ dàng cháy hoàn toàn, không có khói.
Củi, gỗ phải chặt phá cây xanh, mặt khác nó cháy không hoàn toàn sinh ra nhiều khói, bụi.
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch chứa chất X
Cặp chất X, Y phù hợp là
A. Cu(NO3)2 và NO2. B. NH4NO2 và N2.
C. CH3COONa và CH4. D. KClO3 và Cl2.
Sục hoàn toàn V lít CO2 vào 400 ml dung dịch X chứa hỗn hợp KOH 0,5M và K2CO3 xM được dung dịch Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. – Phần 1 tác dụng với Ba(OH)2 dư được 29,55 gam kết tủa. – Nhỏ rất từ từ đến hết 200 ml dung dịch HCl 1M vào phần 2 được V/2 lít khí. Giá trị của V và x lần lượt là
A. 2,24 và 1,0. B. 1,12 và 1,0.
C. 2,24 và 0,5. D. 1,12 và 0,5.
Xà phòng hoá hoàn toàn hỗn hợp X gồm các triglixerit thu được glixerol và hỗn hợp hai muối: natri panmitat và natri stearat. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X bằng oxi vừa đủ thu được 58,74 gam CO2 và 23,13 gam nước. Giá trị m là
A. 20,99. B. 20,93. C. 20,87. D. 20,97.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Để Fe(OH)2 ngoài không khí. (b) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HCl dư. (c) Sục khí Cl2 vào dung dịch hỗn hợp NaOH và NaCrO2. (d) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. (e) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3. (g) Cho Na vào nước. Số thí nghiệm có phản ứng oxi hoá – khử là
A. 5. B. 4. C. 6. D. 2.
Bộ dụng cụ chiết (được mô tả như hình vẽ bên) dùng để
Câu 1.
A. tách hai chất rắn tan trong dung dịch.
B. tách hai chất lỏng tan tốt vào nhau.
C. tách hai chất lỏng không tan vào nhau.
D. tách chất lỏng và chất rắn.
Câu 2.
A. tách phenol ra khỏi hỗn hợp phenol và etanol.
B. tách etanol và nước ra khỏi dung dịch etanol trong nước.
C. tách NaCl ra khỏi dung dịch NaCl.
D. tách dầu ăn và nước ra khỏi hỗn hợp.
Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2. Dẫn 11,2 lít hỗn hợp X qua Ni nung nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn được hỗn hợp Y. Dẫn Y qua dung dịch Brom dư thấy bình brom tăng 4,10 gam và có 1,12 lít một khí thoát ra khỏi bình. Phần trăm khối lượng C2H2 trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 95,0. B. 23,0. C. 37,0. D. 90,0.
X là dung dịch HCl nồng độ x mol/l; Y là dung dịch gồm Na2CO3 và NaHCO3 có cùng nồng độ y mol/l. Nhỏ từ từ đến hết 100 ml dung dịch X vào 100 ml dung dịch Y thu được V lít CO2 (đktc). Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch Y vào 100 ml dung dịch X thu được 2V lít CO2 (đktc). Tỉ lệ x : y là
A. 8 : 5. B. 6 : 5. C. 3 : 2. D. 4 : 3.
Cho các thí nghiệm sau: (1) Cho hỗn hợp gồm x mol Cu và x mol Fe3O4 vào dung dịch chứa 4x mol H2SO4 loãng. (2) Cho hỗn hợp NaHSO4 và KHCO3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước dư. (3) Cho x mol Fe vào dung dịch chứa 2,5x mol AgNO3. (4) Cho dung dịch chứa x mol Ba(OH)2 vào dung dịch chứa x mol NaHCO3. (5) Cho Na2CO3 dư vào dung dịch chứa BaCl2. (6) Cho x mol Fe3O4 vào dung dịch chứa 8x mol HCl. Sau khi các phản ứng kết thúc mà sau thí nghiệm thu được dung dịch chứa 2 muối là
A. 4. B. 6. C. 5. D. 3.
Hòa tan hoàn toàn 2 chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch Z thu được x1 mol kết tủa Thí nghiệm 2: Cho dung dịch Na2CO3 dư vào dung dịch Z thu được x2 mol kết tủa Thí nghiệm 3: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Z thu được x3 mol kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và x1 < x2 < x3. Hai chất X, Y lần lượt là
A. BaCl2 và FeCl2 B. AlCl3 và FeCl3
C. ZnSO4 và Al2(SO4)3. D. FeSO4 và Fe2(SO4)3
Hòa tan hoàn toàn 20,7 gam hỗn hợp X gồm Na, Ba, BaO và Na2O vào nước dư thu được 4 lít dung dịch Y có pH = 13 và 0,05 mol khí H2. Cho 4 lít dung dịch Y tác dụng với 100 ml dung dịch chứa H2SO4 0,3M và Al2(SO4)3 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với
A. 35. B. 30. C. 25. D. 42.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến