1, Hai câu đó là:
- Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn.
- Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình... được đánh thức
2,
Theo tác giả, nếu như chúng ta không theo đuổi ước mơ, chúng ta sẽ dễ dàng bị chính những giấc mơ ngày nào của mình dằn vặt tâm lý mỗi ngày nên chẳng thể nào hạnh phúc được
3,
Biện pháp tu từ so sánh "như vẽ một bức tranh vậy". Theo em, đây là một hình ảnh so sánh độc đáo. Cuộc sống của chúng ta ban đầu chính là một tờ giấy trắng để chúng ta vẽ nên những sắc màu lên đó. Chỉ khi ta vẽ lên đó bằng những sắc màu của ước mơ và đam mê trong chính chúng ta thì ta mới cảm thấy hạnh phúc và sống những tháng ngày ý nghĩa. Hình ảnh so sánh giúp cho tư tưởng của văn bản được truyền đạt một cách sinh động, ấn tượng và gợi hình
4,
Trong cuộc sống của mỗi người, ước mơ chính là thứ thật quan trọng, đẹp đẽ và thiêng liêng. Ước mơ chính là ngọn đèn hải đăng soi sáng quá trình và con đường của mỗi cá nhân, giúp chúng ta từng bước từng bước chinh phục được thành công trong cuộc đời. Chỉ khi có ước mơ cùng với một lộ trình chinh phục ước mơ đó cho bản thân mình, con người sẽ chủ động và sẵn sàng dấn thân theo đuổi ước mơ mà hàng ngày mình khao khát đi. Những ước mơ dù thật là nhỏ bé, bình dị nhưng lại là thứ giúp chúng ta soi sáng rõ trên con đường có đầy ổ gà để tiến đến thành công. Vậy nên, không bao giờ từ bỏ ước mơ chính là một thái độ sống tích cực và lạc quan mà bất cứ ai cũng nên có cho bản thân mình. Trước những khó khăn, con người cần giữ được thái độ sống dũng cảm, lạc quan. Sống một lần trên đời nên ai cũng nên dám theo đuổi ước mơ, để cống hiến và khẳng định bản thân với mọi người xung quanh. Đồng thời, hành trình vươn tới ước mơ chính là hành trình vươn tới 1 cuộc sống tươi đẹp hơn. Có ước mơ, con người sẽ được sống cuộc sống tràn ngập nhiệt huyết, dù gian truân nhưng thật hạnh phúc. Tóm lại, ước mơ chính là thứ quý gía và có vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người.
****
A, MB
- giới thiệu tác giả Nguyễn Du (sách giáo khoa chi tiết)
- giới thiệu đoạn trích Trao duyên: Đoạn trích "Trao duyên" nằm trong phần Gia biến và lưu lạc, khi Kiều phải ở trong tình thế khó xử là lựa chọn giữa đạo làm con và người mình yêu. Kiều đã đành gửi gắm duyên này của mình cho Thúy Vân và mình thì bán thân chuộc cha và em, làm tròn chữ hiếu.
- Đoạn trích đã thể hiện được tâm trạng đau khổ, day dứt tột cùng của Kiều.
B, TB
8 dòng thơ đầu chính là lời nhờ cậy và hành động thuyết phục Thúy Vân của Thúy Kiều trước khi Kiều quyết định bán mình vào lầu xanh.
- Những lí lẽ và hành động của Kiều đã cho thấy được tâm trạng đau khổ của Kiều. Hai câu thơ đầu chính là lời nhờ cậy Thúy Vân của Thúy Kiều trước khi cô bán mình để chuộc cha và em.
- Người đọc có thể thấy được lí lẽ thuyết phục và hành động nhờ vả tinh tế của Kiều. Câu thơ 'Cậy em em có chịu lời" chính là mở đầu của lời lẽ trao duyên.
- Từ "cậy" là một từ độc đáo, gợi được âm điệu nặng nề, day dứt và khó mở lời của Thúy Kiều. Khác với những từ như "nhờ, mong", từ "cậy" gợi ra một sự khó mở lời và đau đớn trong lời nói của Thúy Kiều. Người đọc có thể thấy được cùng mang ý nghĩa nhờ vả nhưng từ cậy mang thêm sắc thái về sự hy vọng tha thiết và gửi gắm đầy tin tưởng của Thúy Kiều vào Thúy Vân về điều cô sắp nói.
- Tiếp theo, từ "chịu" thể hiện sự nài ép, bắt buộc nên Vân buộc phải nhận lời cho điều mà Kiều sắp nói. Câu thơ "Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa" là câu thơ thể hiện cử chỉ trao duyên. "Lạy, thưa" là hành động của người bề dưới đối với người bề trên, thể hiện cho sự tôn kính, nhờ vả, kính cẩn, trang trọng với người bề trên hoặc với người mà mình hàm ơn. Chính vì vậy, hành động của Kiều thể hiện sự khó nói, trang nghiêm và thiêng liêng cho điều mà cô sắp nói với Vân.
- Đồng thời, người đọc cũng thấy được sự thông minh , khéo léo của Kiều trong quá trình thuyết phục Vân cũng như cách dùng từ của Nguyễn Du.
- Tiếp theo, 6 câu thơ tiếp theo chính là lời lẽ trao duyên của Kiều.
- Đầu tiên, Thúy Kiều đã kể mối tình của mình với chàng Kim cho em nghe. Thành ngữ: "Giữa đường đắt gánh tương tư" và hình ảnh "mối tơ thừa, keo loan" cho thấy một mối tình nồng thắm nhưng mong manh và tràn ngập bất hạnh của Thúy Kiều và Kim Trọng. Những hình ảnh "quạt ước, chén thề" cho thấy một mối tình mà Kiều thực sự coi trọng và giờ đây cô muốn ủy thác cho em.
- Những câu thơ còn lại chính là những lí do mà Kiều đưa ra để thuyết phục em của mình. Kiều không chỉ gợi lại tai ương đến với gia đình "sóng gió bất kì" mà còn nói ra tình huống khó xử phải lựa chọn giữa đạo làm con và đạo phu thê với em, để rồi Kiều đành chọn hi sinh tình để làm tròn chữ hiếu.
C, KB
Tóm lại, 8 câu thơ đầu chính là lời nhờ cậy và tâm trạng đau khổ của Kiều khi ở trong tình thế buộc phải trao duyên cho em mình.