Nhỏ từ từ 0,125 lít dung dịch Ba(OH)2 1M vào dung dịch gồm 0,024 mol FeCl3; 0,016 mol Al2(SO4)3 và 0,04 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 5,064 B. 20,504 C. 25,412 D. 4,908
nOH- = 0,25 & nBa2+ = 0,125
nFe3+ = 0,024; nAl3+ = 0,032; nH+ = 0,08; nSO42- = 0,088
—> nBaSO4 = 0,088
Dễ thấy nOH- > 3nFe3+ + 3nAl3+ + nH+ nên Fe3+, Al3+ đã kết tủa hết.
nOH- còn lại sau khi ↓ max = 0,25 – (3nFe3+ + 3nAl3+ + nH+) = 0,002
nFe(OH)3 = 0,024
nAl(OH)3 = 0,032 – 0,002 = 0,03
—> m↓ = 25,412
Cho hỗn hợp gồm 3,84 gam Mg và 2,16 gam Al vào 200 ml dung dịch CuCl2 x (mol/l) và FeCl3 y (mol/l). Sau khi kết thúc các phản ứng, thu được dung dịch X và rắn Y. Cho dung dịch NaOH dư vào X, thấy lượng NaOH phản ứng là 19,2 gam. Cho toàn bộ Y vào dung dịch H2SO4 loãng dư, thấy thoát ra 3,136 lít khí H2 (đktc). Giá trị của x và y lần lượt là
A. 0,5 và 0,4. B. 0,6 và 0,4.
C. 0,5 và 0,5. D. 0,6 và 0,5.
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm xenlulozơ và saccarozơ cần dùng 0,96 mol O2, thu được CO2 và H2O. Nếu đun nóng m gam X với dung dịch H2SO4 loãng, dư; thu lấy toàn bộ sản phẩm hữu cơ cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 (dùng dư), thu được x gam Ag. Giá trị của x là
A. 69,12 gam. B. 34,56 gam.
C. 17,28 gam. D. 51,84 gam.
Hòa tan hết 16,0 gam hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Fe và FeO trong dung dịch H2SO4 loãng (vừa đủ), thu được dung dịch chứa 49,6 gam muối. Nếu hòa tan hết 16,0 gam X trên cần dùng dung dịch chứa x mol HCl và y mol H2SO4, thu được 6,72 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa 45,6 gam muối. Tỉ lệ của x : y là
A. 8 : 5. B. 2 : 3.
C. 4 : 5. D. 5 : 3.
Hỗn hợp X gồm tristearin, axit glutamic, glyxin và Gly-Gly; trong đó tỉ lệ về khối lượng của nitơ và oxi tương ứng là 35 : 96. Lấy m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,2 mol HCl. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 1,385 mol O2, thu được 2,26 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2. Giá trị của m là
A. 24,1. B. 25,5. C. 25,7. D. 24,3.
Đun nóng hỗn hợp X gồm 0,2 mol glyxin và 0,1 mol peptit Y mạch hở với dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được 67,9 gam một muối duy nhất. Số nguyên tử hiđro (H) trong peptit Y là
A. 20. B. 14. C. 17. D. 23.
Cho dung dịch Ba(OH)2 1M đến dư vào 200 ml dung dịch gồm H2SO4 xM; Fe2(SO4)3 xM và Al2(SO4)3 yM. Phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:
Giá trị của x và y lần lượt là
A. 0,2 và 0,9. B. 0,3 và 0,9. C. 0,2 và 0,8. D. 0,3 và 0,8.
Dung dịch X được tạo ra từ 2 muối chứa đồng thời các ion: Al3+; Fe2+; Cl-; SO42-. Cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch chứa 200 ml dung dịch X thu được 13,98 gam kết tủa. Mặc khác, cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào 200 ml dung dịch X thu được 21,18 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của Cl- là:
A. 0,16 B. 0,4 C. 0,12 D. 0,8
Đốt cháy hoàn toàn 1,08 gam X gồm 2 hợp chất hữu cơ A và B (A và B khác dãy đồng đẳng và A nhiều hơn B một nguyên tử C) chỉ thu được H2O và 0,05 mol CO2. Biết tỉ khối của X so với H2 là 13,5. Tính % khối lượng của mỗi chất trong X.
Cho m gam hỗn hợp chứa etyl isobutirat, 2-metyl propanoic, metyl butanoat tác dụng vừa đủ với 120 gam dung dịch NaOH 6% và KOH 11,2%, cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn X và a gam hỗn hợp hơi Y. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp Y thu được 114,84 gam nước. Giá trị m là
A. 43,12 B. 44,24 C. 42,56 D. 41,72
Hòa tan 63,55 gam hỗn hợp gồm (Zn, ZnO, Fe và Fe3O4) bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được 4,48 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất) (đktc) và dung dịch X. Biết dung dịch X tác dụng tối đa 3,2 mol NaOH và sau phản ứng thu được 53,5 gam kết tủa. Số mol HNO3 có trong dung dịch đem dùng ở trên là
A. 0,8 B. 2,7 C. 3,4 D. 3,2
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến