Nhúng một lá Zn vào 200 ml dung dịch CuSO4 nồng độ x mol/l đến khi dung dịch mất màu hoàn toàn thấy khối lượng lá Zn giảm 0,15 gam so với ban đầu. Giá trị của x là
A. 0,75. B. 0,25. C. 0,35. D. 0,30.
nCuSO4 = 0,2x
Zn + CuSO4 —> ZnSO4 + Cu
0,2x……0,2x………………….0,2x
Δm = 64.0,2x – 65.0,2x = -0,15
—> x = 0,75
Cho các chất sau: CO2, NaHSO4, Al2O3, CuSO4. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH loãng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Cho các nhận định sau: (a) Glucozơ thể hiện tính khử khi tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3. (b) Trong môi trường bazơ, fructozơ chuyển hóa thành glucozơ. (c) Phân tử amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. (d) Saccarozơ chỉ tồn tại dạng mạch vòng. Các nhận định đúng là
A. (a),(b),(c). B. (b),(c),(d).
C. (a),(c),(d). D. (a),(b),(d).
Hợp chất hữu cơ X có công thức CxHyOz. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X trong 0,7 mol O2 dư thu được tổng số mol các khí và hơi bằng 1 mol. Xác định công thức cấu tạo và khối lượng của X
Cho 5,6 gam Fe tan vừa hết trong dung dịch HCl, cho bay hơi nước trong dung dịch sau phản ứng thu được 19,9 gam chất rắn X. Công thức của chất rắn X là
A. FeCl2.2H2O B. FeCl2.4H2O
C. FeCl2.3H2O D. FeCl2.5H2O
Cho các phát biểu sau: (a) Dùng dung dịch AgNO3/NH3 để phân biệt dung dịch glucozơ và fructozơ. (b) CH3NHC2H5 có tên gọi là metyletylamin. (c) Các oligopeptit đều cho được phản ứng màu biure. (d) Axit glutamic là hợp chất hữu cơ tạp chức. (e) Các phân tử tạo nên từng mắt xích của polime gọi là monome. (g) Tơ visco và xenlulozơ trinitrat đều là polime nhân tạo. Số phát biểu đúng là
A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho bột Al vào dung dịch NaOH. (b) Cho bột Cu vào dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3. (c) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch NaHCO3. (d) Cho dung dịch NaOH vào lượng dư dung dịch AlCl3. (e) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch Ca(HCO3)2. (g) Cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4. Số thí nghiệm thu được chất khí sau phản ứng là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 6.
Cho các nhận định sau: (a) Ion Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion Ag+. (b) Các kim loại kiềm được bảo quản bằng cách ngâm chìm trong dầu hỏa. (c) Thành phần chính của đá vôi là CaCO3. (d) Nhôm là kim loại phổ biến nhất trong vỏ trái đất. Các nhận định đúng là
Cho 6,72 gam Fe vào 200 ml dung dịch gồm HNO3 1M và HCl 1M đun nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn thấy có khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng muối trong dung dịch sau phản ứng là
A. 12,92 B. 22,67 C. 20,02 D. 18,90
Cho m gam hỗn hợp gồm Mg và Al vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 1M và AgNO3 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và 24,08 gam rắn Y. Cho dung dịch NaOH dư vào X, thấy lượng NaOH phản ứng là 20,0 gam; đồng thời thu được một kết tủa duy nhất. Cho Y vào dung dịch HCl dư, không thấy khí thoát ra. Giá trị của m là
A. 4,32. B. 4,08. C. 4,35. D. 4,59.
Hòa tan m gam bột Fe trong dung dịch chứa 0,5 mol H2SO4 đặc, nóng thu được khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa 35,2 gam muối. Giá trị của m là
A. 5,6 B. 8,4 C. 16,8 D. 11,2
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến