Câu 1:Những thành tựu của liên xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ (1925-1941)
TL:
Từ 1925 – 1941 Liên Xô đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các mặt. Đến năm 1936, tính theo sản lượng công nghiệp thì Liên Xô đứng đầu Châu Âu và đứng tứu hai thế giới (Sau Mĩ). Công cuộc tập thể hóa nông nghiệp đã hoàn thành. Về văn hóa – giáo dục: Nạn mù chữu được thanh toán, thực hiện xong phổ cập giáo dục tiểu học cho toàn dân. Về xã hội: Các giai cấp bóc lột bị xóa bỏ, chỉ còn lại hai giai cấp lao động là công nhân, nông dân và tầng lớp tri thức mới xã hội chủ nghĩa. Câu 2:Tình hình kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX?Cho biết nguyên nhân của những thành tựu đó?
TL:
Trong những năm 1923 - 1929, sản lượng công nghiệp của Mĩ tăng 69% ; năm 1928. vượt quá sản lượng của toàn châu Âu và chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới. Mĩ đứng đầu thế giới vé các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, dầu lửa, thép... về tài chính, Mĩ nắm 60% dự trữ vàng của thế giới
Để đạt được sự phát triển đó, giai cấp tư sản Mĩ đã dùng mọi biện pháp
nhằm cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền. tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân.
Tuy vậy, nhân dân lao động Mĩ không được hưởng những thành tựu đó
Do bị bóc lột, thất nghiệp, do những bất công xã hội và nạn phân biệt chủng tộc, phong trào công nhân phát triển trong khắp các bang của nước Mĩ. Tháng 5 - 1921, Đảng Cộng sản Mĩ được thành lập và trở thành một lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân Mĩ.
Nguyên nhân: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đã tạo cho nước Mĩ cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế. Mĩ bước vào thời kì phồn vinh trong thập niên 20 và trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.
Câu 3:Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất?
TL:
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây nên những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại:
38 nước với tổng số quân là 37 triệu người và 1.5 tỉ dân bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh khói lửa. Cuộc chiến tranh đã làm cho 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương. Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống nhà máy bị phá hủy. Số tiền tham chiến của các nước lên tới 85 tỉ đô la, biến thành con nợ của Mĩ. Chiến tranh không những không giửi quyết được mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong việc giành thuộc địa mà còn làm cho mẫu thuẫn đó tăng lên. Câu 4:Phân thức tình hình nước nga năm 1917 và giải thích tại sao năm 1917 ở nga có 2 cuộc cách mạng.
TL:
Sau khi cuộc cách mạng dân chủ tư sản 1905 - 1907 thất bại, nước Nga vẫn là một đế quốc quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II. Năm 1914, Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước : kinh tế suy sụp; quân đội thiếu vũ khí và lương thực, liên tiếp thua trận, mất đất... Mọi nỗi khổ (đè nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân, công nhân Nga và hơn 100 dán tộc trong đế quốc Nga. Phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng khắp nơi. Chính phủ Nga hoàng ngày càng trở nên bất lực, không còn khả năng tiếp tục thống trị được nữa.
Không thể chờ đợi và im lặng hơn được nữa... Không có lối thoát nào khác ngoài cuộc đấu tranh của nhân dân . Phải lật đổ chính phủ Nga hoàng để tổ chức nước Cộng hòa dân chủ Nga, thực hiện ngày làm 8 giờ và trao lại toàn bộ ruộng đất cho nông dân. (Trích truyền đơn kêu gọi đấu tranh của Ban chấp hành Đảng bộ Pê-tơ-rô-grát ngày 14-2-1917).
Cuộc Cách mạng tháng 2 - 1917 (theo lịch Nga) là của một cuộc cách mạng tư sản. Sau cuộc cách mạng này đã tồn tại song song hai chính quyền: Chính phủ tư sản lâm thời và Chính quyền Xô viết. Sự tồn tại song song này hoàn toàn không có lợi cho việc khôi phục những khủng hoảng và phát triển kinh tế nước Nga. Vì thế Lennin đã làm cuộc Cách mạng tháng Mười (tức là cuộc Cách mạng của chính quyền Xô viết lật nhằm lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời).
Quyết định này đã đem lại thắng lợi to lớn cho Chính quyền Xô viết, tạo tiền đề cho việc phát triển và bảo vệ nhà nước Nga còn non trẻ.
Câu 5:Cuộc khủng khoảng kinh tế 1924-1933 đã dẫn đến hậu quả gì cho các nước tư bản.Các nước tư bản đã làm gì để thoát khỏi cuộc khủng khoảng đó.
TL: Hậu quả:Khủng hoảng kinh tế đã tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa. Mức sản xuất bị đẩy lùi lại hàng chục năm. Hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) rơi vào tình trạng đói khổ.
Một số nước tư bản châu Âu như Anh, Pháp... tìm cách thoát ra khỏi khủng hoảng bằng những chính sách cải cách kinh tế - xã hội. Trong khi đó, các nước Đức, I-ta-li-a (và Nhật Bản ở châu Á) đã phát xít hóa chế độ thống trị và phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới.Khủng hoảng kinh tế tàn phá nghiêm trọng nước Đức.
Để đối phó lại khủng hoảng kinh tế và phong trào cách mạng ngày càng dâng cao, giai cấp tư sản cầm quyền quyết định đưa Hít-le - thủ lĩnh Đảng Quốc xã Đức, lên nắm chính quyền, Đảng Cộng sản Đức đã kiên quyết đấu tranh nhưng không ngăn cản được quá trình ấy. Ngày 30 - 1 - 1933, Hít-le lên làm Thủ tướng và ngay sau đó đã biến nước Đức thành một lò lửa chiến tranh.