- Cuộc cải cách đầu tiên trong lịch sử Việt Nam được tiến hành vào năm 907 do Tiết độ sứ Giao Châu - Khúc Hạo thực hiện.
- Cải cách triển khai trên các mặt về hành chính, thuế, hộ tịch, hộ khẩu, đã đem lại những thay đổi tích cực cho xã hội. Cụ thể:
+ Khúc Hạo chia cả nước thành 5 cấp hành chính bao gồm: lộ, phủ, châu, giáp, xã; đổi hương thành giáp. Ở giáp và xã lần đầu tiên được đặt ra chức quan quản lý bao gồm Quản giáp và Phó tri giáp (cấp giáp); Chánh lệnh trưởng và Tá lệnh trưởng (cấp xã), cả nước dưới thời Khúc Hạo có 314 giáp, mỗi giáp gồm khoảng 10 xã. Mục đích của việc phân chia là để quản lý và thực thi các chính sách về kinh tế, văn hóa, xã hội do cải cách ban hành.
+ Khúc Hạo căn cứ vào cách phân phối ruộng đất theo chế độ công xã của phương thức sản xuất châu Á (tức toàn bộ ruộng đất đều là công hữu, được phân chia cho hộ canh tác) đánh thuế một cách bình quân theo ruộng đất mà các hộ được phân chia. Bỏ hẳn thuế đinh. Người thu thuế không phải quan xã mà là Phó tri giáp, theo mô hình cống nạp liên danh của phương thức sản xuất châu Á; khắc phục nạn thu thuế nhiều tầng, nhiều loại.
+ Bên cạnh các chính sách về bộ máy hành chính và thuế, chính quyền Khúc Hạo còn ban hành một số chính sách tích cực như định ra “hộ tịch”, “lập lại hộ khẩu, kê rõ họ tên, quê quán”, “Tha bỏ lực dịch”. Những chính sách trên nhằm nắm vững dân số, thấu hiểu dân tình hơn đồng thời tạo điều kiện cho nhân dân có cuộc sống ổn định.