Nung 13,6 gam hỗn hợp Mg, Fe trong không khí một thời gian thu được hỗn hợp X gồm các oxit có khối lượng 19,2 gam. Để hòa tan X cần V ml dung dịch HCl 1M tối thiểu là
A. 800. B. 500. C. 700. D. 600.
nO = (19,2 – 13,6)/16 = 0,35
—> nH2O = 0,35
—> nHCl = 2nH2O = 0,7
—> V = 700 ml
Có các phát biểu sau: (1) Muối phenyl amoni clorua không tan trong nước. (2). Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biurê. (3) H2N-CH2-CH2-CONH-CH2-COOH là một đipeptit. (4) Ở điều kiện thường, CH5N và C2H7N là những chất khí, có mùi khai. Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Cho 18,5 gam hỗn hợp X (Fe, Fe3O4) tác dụng với 200 ml dung dịch HNO3 loãng đun nóng và khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu đươc 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch Y và còn lại 1,46 gam kim loại. Nồng độ mol của dung dịch HNO3 là
A. 0,64. B. 6,4. C. 3,2. D. 0,32.
Cho 112,5 ml ancol etylic 92° tác dụng với Na dư, đến phản ứng hoàn toàn thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là (biết dC2H5OH = 0,8 g/ml và dH2O = 1 g/ml):
A. 22,4. B. 20,16. C. 30,80. D. 25,76.
Hòa tan hết hỗn hợp gồm FeS, Fe, FeO và Fe(OH)2 trong một lượng dung dịch vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được dung dịch Y. Biết trong Y, khối lượng nguyên tố oxi chiếm 16/19 tổng khối lượng của dung dịch. a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. b. Tính nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch Y
Để 4,2 gam Fe trong không khí một thời gian thu được 5,32 gam hỗn hợp X gồm sắt và cac oxit của nó. Hòa tan hết X bằng dung dịch HNO3 thấy sinh ra 0,448 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch Y là
A. 16,6. B. 15,98. C. 18,15. D. 13,5.
Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch X chứa FeCl3 và AlCl3 thu được đồ thị sau:
Giá trị n gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 84 gam. B. 81 gam. C. 83 gam. D. 82 gam.
Một este A (không chứa nhóm chức nào khác) mạch hở được tạo ra từ 1 axit đơn chức và rượu no. Lấy 2,54 gam A đốt cháy hoàn toàn thu được 2,688 lít CO2 (đktc) và 1,26 gam H2O. Cho 0,1 mol A phản ứng vừa đủ với 12 gam NaOH tạo ra muối và ancol. Đốt cháy toàn bộ lượng ancol này thu được 6,72 lít CO2 (đktc). Công thức của A là
A. (C2H3COO)3C3H5. B. (HCOO)2C2H4.
C. (C2H5COO)2C2H4. D. (CH3COO)3C3H5.
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3 dư. (b) Điện phân dung dịch AgNO3 (điện cực trơ). (c) Nung nóng hỗn hợp Al và FeO (không có không khí). (d) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 dư. (e) Điện phân Al2O3 nóng chảy. Số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Hợp chất X chứa vòng benzen có công thức phân tử là C8H10O và có các tính chất sau. Oxi hóa không hoàn toàn X thu được X1 có khả năng tráng bạc, đun X với H2SO4 đặc ở 170 độ C thu được hiđrocacbon X2 có khả năng trùng hợp. Công thức cấu tạo đúng của X là:
A. C6H5-CH(OH)-CH3 B. C6H5CH2CH2OH
C. CH3-C6H4-CH2OH D. C6H5-O-CH2-CH3
Cho butan qua xúc tác (ở nhiệt độ cao) thu được hỗn hợp X gồm C4H10, C3H6, C2H6, C2H4 và CH4. Đun nóng X với một lượng H2 (xúc tác Ni) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 7,56 gam H2O. Biết hỗn hợp Y phản ứng vừa đủ với 250 ml dung dịch Br2 0,1M. Tỉ khối của X so với H2 là
A. 30 B. 15 C. 24 D. 12
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến