Nung hỗn hợp gồm 10,8 gam Al và 16,0 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y. Khối lượng kim loại trong Y là
A. 16,6 gam. B. 11,2 gam. C. 5,6 gam. D. 22,4 gam.
2Al + Fe2O3 —> Al2O3 + 2Fe
0,4……..0,1
0,2………0,1………………….0,2
0,2
—> m kim loại = mFe + mAl dư = 16,6
Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp Mg và Al trong khí oxi (dư) thu được 30,2 gam hỗn hợp oxit. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là
A. 4,48 lít. B. 8,96 lít. C. 17,92 lít. D. 11,20 lít.
Chia m gam Al thành hai phần bằng nhau: – Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, sinh ra x mol khí H2; – Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 loãng, sinh ra y mol khí N2O (sản phẩm khử duy nhất). Quan hệ giữa x và y là
A. x = 2y. B. y = 2x. C. x = 4y. D. x = y.
Khi cho 41,4 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Cr2O3 và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH đặc (dư), sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng 16 gam. Để khử hoàn toàn 41,4 gam X bằng phản ứng nhiệt nhôm, phải dùng 10,8 gam Al. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Cr2O3 trong hỗn hợp X là
A. 50,67%. B. 20,33%. C. 66,67%. D. 36,71%.
Hòa tan hỗn hợp chất rắn X gồm Zn, FeCO3 và Ag bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được hỗn hợp khí A gồm 2 khí không màu có tỉ khối so với hiđrô là 19,2 và dung dịch B. Cho B phản ứng với dung dịch NaOH dư lọc kết tủa tạo thành và đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 2,82 gam chất rắn. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. Biết rằng mỗi chất trong hỗn hợp X chỉ khử HNO3 chỉ tạo thành một sản phẩm khử và trong hỗn hợp X có số mol Zn bằng số mol FeCO3.
Hỗn hợp T gồm một este, một axit và một ancol (đều no, đơn chức, mạch hở). Thủy phân hoàn toàn 11,16 gam T bằng lượng vừa đủ dung dịch chứa 0,18 mol NaOH thu được 5,76 gam một ancol. Cô cạn dung dịch sau thủy phân rồi đem lượng muối khan thu được đốt cháy hoàn toàn thu được 0,09 mol CO2. Phần trăm số mol của ancol có trong T là
A. 5,75% B. 17,98% C. 10,00% D. 32,00%
Điện phân nóng chảy Al2O3 với các điện cực bằng than chì, thu được m kilogram Al ở catot và 89,6 m3 (đktc) hỗn hợp khí X ở anot. Tỉ khối của X so với H2 bằng 16,7. Cho 1,12 lít X (đktc) phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 1,5 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 115,2 B. 82,8 C. 144,0 D. 104,4
Đốt nóng một hỗn hợp gồm Al và 16 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M sinh ra 3,36 lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là
A. 150. B. 100. C. 200. D. 300.
Hỗn hợp M gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở X, Y và một hiđrocacbon Z. Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng vừa đủ 0,07 mol O2, thu được 0,04 mol CO2. Công thức phân tử của Z là:
A. C3H6 B. CH4 C. C2H4 D. C2H6
Thêm m gam kali vào 300ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 200ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thu được kết tủa Y. Để thu được lượng kết tủa Y lớn nhất thì giá trị của m là
A. 1,59. B. 1,17. C. 1,71. D. 1,95.
Nung 48,64 gam hỗn hợp gồm Al, Fe3O4 và CuO trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn X. Chia X thành hai phần bằng nhau. Phần 1 cho vào dung dịch HCl loãng dư, thấy thoát ra 0,4 mol khí H2 và còn lại x gam chất rắn không tan. Phần 2 cho vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch Y (không chứa ion NH4+) và 0,2 mol hỗn hợp khí Z gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Tỷ khối của Z so với He bằng 8,9. Cô cạn dung dịch Y thu được 112,24 gam muối. Giá trị của x là
A. 3,84 B. 5,12 C. 1,92 D. 2,56
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến