Nung nóng 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 1M vừa đủ để phản ứng hết với Y là
A. 150 ml. B. 225 ml. C. 100 ml. D. 75 ml.
nO = (m oxit – m kim loại)/16 = 0,075
Oxit + 2HCl —> Muối + H2O
nH2O = 0,075 —> nHCl = 0,15
—> V = 0,15 lít = 150 ml
Khi sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch hỗn hợp chứa a mol Ca(OH)2 và b mol NaOH. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn ở đồ thị sau
Tỉ lệ a : b là
A. 5 : 4. B. 2 : 3. C. 4 : 3. D. 4 : 5.
Cho các chất Ca(OH)2, HCl, H2SO4, CH3OH, Cu, KCl, NaOH. Số chất tác dụng được với alanin trong điều kiện thích hợp là
A. 5. B. 6. C. 3. D. 4.
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit cacboxylic cần vừa đủ V lít O2 (đktc) thu được 0,3 mol CO2 và 5,4 gam H2O. Giá trị của V là
A. 8,96. B. 4,48. C. 7,84. D. 6,72.
Cho các phát biểu sau: (a) Cấu hình electron của nguyên tử crôm (Z = 24) ở trạng thái cơ bản là [Ar] 3d5 4s1. (b) Các kim loại từ Cu về đầu dãy điện hóa đều tác dụng được với dung dịch muối sắt (III). (c) Đinh thép để lâu ngày trong không khí ẩm bị gỉ chủ yếu do hiện tượng ăn mòn điện hóa học. (d) Thêm dung dịch NaOH vào dung dịch natriđicromat, dung dịch chuyển từ màu cam sang màu vàng. (e) Nước cứng là nước chứa nhiều ion Cu2+, Zn2+. (f) Nhôm, sắt, crôm không tan trong dung dịch HNO3 loãng, nguội. Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Cho các phát biểu sau: 1. Các kim loại Na, K, Ba đều phản ứng mạnh với nước. 2. Kim loại Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp NaNO3 và H2SO4 (loãng). 3. Nhôm bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ. 4. Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch FeCl3, thu được dung dịch chứa ba muối. 5. Hỗn hợp Al và BaO (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1) tan hoàn toàn trong nước dư. 6. Đa số các polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định. Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến