A: đỏ; a: vàng
a) P: AA x aa
G: A a
F1: Aa
F1 x F1: Aa x Aa
G: A, a
F2: 1AA:2Aa:1aa
--> F1: kiểu gen: Aa
Kiểu hình: 100% đỏ
F2: kiểu gen: 1AA:2Aa:1aa
Kiểu hình: 3 đỏ:1 vàng
b) Kết quả:
Kiểu gen: Aa:aa
Kiểu hình: 1 đỏ:1 vàng
c)
Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp, còn kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp.
Ví dụ: A_ x aa → Aa : 1aa → A_ là Aa
Quy luật phân li: Mỗi tính trạng do một cặp alen quy định, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. Các alen tồn tại trong tế bào một cách riêng rẽ, không hòa trộn vào nhau. Khi hình thành giao tử, các thành viên của một cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, nên 50% số giao tử chứa alen này còn 50% giao tử chứa alen kia
Quy luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
Ứng dụng:
- Xuất hiện những biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở các loài sinh vật giao phối. Loại biến dị này là một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng đôi với chọn giống và tiến hoá.
- Biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng đối với chọn giống, tạo thành những tổ hợp gen mới, từ đó tạo ra những kiểu hình mới có năng suất tốt hơn phục vụ cho quá trình sản xuất của con người.