Ô nhiễm không khí có thể gây ra mưa axit, gây ra tác hại rất lớn với môi trường. Hai khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra mưa axit?
A. NH3 và HCl. B. H2S và N2.
C. CO2 và O2. D. SO2 và NO2.
Hai chất gây mưa axit là SO2 và NO2.
Hỗn hợp X gồm etylamin và đimetylamin. Đốt cháy hoàn toàn m gam X bằng O2, thu được V lít N2. Mặt khác, cho m gam X phản ứng với dung dịch HCl vừa đủ, thu được 16,3 gam muối. Giá trị của V là
A. 4,48. B. 2,24. C. 1,12. D. 3,36.
Cho các phát biểu sau (a) Lượng khí CO2 trong không khí tăng lên gây ra hiệu ứng nhà kính. (b) Trong khí quyển chứa nhiều freon (chủ yếu là CFCl3 và CF2Cl2, được thải ra từ máy lạnh) gây phá hủy tầng ozon. (c) Moocphin và cocain thuộc danh mục các các chất gây nghiện. (d) Các ion Pb2+, Hg2+, Cr3+, Cd2+, As3+, Mn2+ gây độc đối với nguồn nước. Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Cho 2,67 gam một α-aminoaxit X (chứa 1 nhóm -COOH) và 100 ml dung dịch HCl 0,2M, thu được dung dịch Y. Biết dung dịch Y phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch KOH 0,25M. Tên gọi của X là
A. glyxin. B. alanin C. lysin. D. anilin.
Nung hoàn toàn 400 gam quặng đolomit có chứa 92% (MgCO3.CaCO3) về khối lượng, còn lại là tạp chất rắn trơ, không bị phân hủy. Sau phản ứng thu được chất rắn X và khí CO2. Phần trăm khối lượng của canxi có trong chất rắn X là
A. 28,57%. B. 41,67%.
C. 25,64%. D. 35,71%.
Cho 10,8 gam kim loại M tác dụng hoàn toàn với khí Cl2 dư thu được 53,4 gam muối clorua. Kim loại M là
A. Fe. B. Zn. C. Al. D. Mg.
Hỗn hợp X gồm etyl axetat và glucozơ. Để đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần vừa đủ 44,8 lít oxi, sau phản ứng thu được 83,6 gam CO2. Cho m gam X vào dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thu được Ag có khối lượng là
A. 54 gam. B. 75,6 gam. C. 43,2 gam. D. 27 gam.
M và N là kim loại ở hai chu kỳ kế tiếp nhau. Người ta cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X chứa 42,25 gam hỗn hợp: MHCO3, N2CO3 và Na2CO3 thu được dung dịch X1. Nếu cho dung dịch có 58,24g BaCl2 vào dung dịch X1 thì sau phản ứng trong dung dịch vẫn còn muối cacbonat. Nếu cho dung dịch chứa 35,52g CaCl2 vào dung dịch X1 thì sau phản ứng trong dung dịch không còn muối cacbonat. Xác định kim loại M và N.
Cho các chất: C6H5OH, HCHO, CH3CH2OH, C2H5OC2H5, CH3COCH3, HCOOCH3, CH3COOCH3, CH3COOH, HCOOH, HCOONa tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng. Có bao nhiêu phản ứng xảy ra?
Cho 5,6 gam bột Fe và 300 ml dung dịch HCl 1M sau phản ứng thu được dung dịch A. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch A đến phản ứng hoàn toàn thấy có khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 43,05 gam. B. 10,8 gam.
C. 45,75 gam. D. 53,85 gam.
Hợp chất hữu cơ X có công thức C6H8O4. Thực hiện chuỗi phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol): (1) X + 2H2O → Y + 2Z (2) 2Z → T + H2O (H2SO4, 140°C) Biết rằng tỉ khối hơi của T so với H2 bằng 23. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. X không có đồng phân hình học.
B. Y chỉ có 2 đồng phân cấu tạo.
C. X tác dụng với dung dịch Br2 theo tỉ lệ mol 1:3.
D. Đun nóng Z với H2SO4 đặc ở 170°C thu được anken.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến