Trộn 21,6 gam bột Al với m gam hỗn hợp X (gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4) được hỗn hợp Y. Nung nóng Y ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn Z. Cho Z tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 6,72 lít khí . Nếu cho Z tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được 19,04 lít NO (sản phẩm khử duy nhất). Biết các thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của m làA.50,8.B.58,6.C.72,0.D.62,0.
Cho 0,87 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu và Al vào bình đựng 300 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,32 gam chất rắn và có 448 ml khí (đktc) thoát ra. Thêm tiếp vào bình 0,425 gam NaNO3, khi các phản ứng kết thúc thì thể tích khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) tạo thành và khối lượng muối trong dung dịch làA.0,224 lít và 3,750 gamB.0,112 lít và 3,750 gamC.0,224 lít và 3,865 gamD.0,112 lít và 3,865 gam
Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam một oxit sắt vào dung dịch HNO3 dư thu được 1,456 lít hỗn hợp NO và NO2 ( đktc - ngoài ra không còn sản phẩm khử nào khác ). Sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng lên 2,49 gam so với ban đầu. Công thức của oxit sắt và số mol HNO3 phản ứng là :A.FeO và 0,74 molB.Fe3O4 và 0,29 molC.FeO và 0,29 molD.Fe3O4 và 0,75 mol
Nung 23,2 gam hỗn hợp X ( FeCO3 và FexOy ) tới phản ứng hoàn toàn thu được khí A và 22,4 gam Fe2O3 duy nhất. Cho khí A hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 7,88 gam kết tủa. Mặt khác , để hòa tan hết 23,2 gam X cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 2M. CT: FexOy và giá trị của V là :A.FeO và 200B.Fe3O4 và 250C.FeO và 250D.Fe3O4 và 360
Cho luồng khí CO đi qua một lượng quặng hematit ( chứa Fe2O3 ) thì thu được 300,8 gam hỗn hợp các chất rắn X và thoát ra hỗn hợp khí Y. Cho hấp thụ toàn bộ khí Y bằng dung dịch NaOH dư thấy khối lượng bình NaOH tăng thêm 52,8 gam. Đem chất rắn X hòa tan trong dung dịch HNO3 dư thu được 387,2 gam muối. Thành phần % khối lượng của Fe2O3 trong quặng là : A.80%B.60%C.50%D.40%
Đem nhhiệt phân hoàn toàn a mol Fe(NO3)2 thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng T1. Nhiệt phân hoàn toàn a mol Fe(NO3)3 thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng T2. Biểu thức nào dưới đây là đúng :A.T1 = 0,972T2B.T1 = T2C.T2 = 0,972T1D.T2 = 1,08T1
Hòa tan hết 7,52 gam hỗn hợp A gồm Cu và 1 oxit của sắt bằng dung dịch HNO3 loãng , sau phản ứng giải phóng 0,1493 lít NO ( đktc - là sản phẩm khử duy nhất ) và còn lại 0,96 gam kim loại không tan. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 16,44 gam chất rắn khan. Công thức của oxit sắt là A.FeOB.Fe2O3C.Fe3O4D.FeO và Fe2O3
Hòa tan m gam hỗn hợp Fe, Cu (Fe chiếm 40% khối lượng ) vào 380 ml dd HNO3 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và 0,7m chất rắn vầ 1,026 lít hỗn hợp gồm NO, N2O ở 27,3oC và 1,2 atm. Cô cạn Y được bao nhiêu gam muối khan trong các giá trị sau:A.21,6gB.27gC.32,4gD.45g
Khi nói về mức năng lượng của các electron trong nguyên tử, điều nào sau đây là sai?A.Các electron ở lớp K có mức năng lượng thấp nhất.B.Các electron ở lớp ngoài cùng có mức năng lượng trung bình cao nhất.C.Các electron ở lớp K có mức năng lượng cao nhất.D.Các electron trong cùng lớp K có mức năng lượng bằng nhau.
Để điều oxi trong phòng thí nghiệm người ta tiến hành:A.điện phân nước có hòa tan H2SO4.B.nhiệt phân những hợp chất giàu oxi, kém bền bởi nhiệt.C.chưng cất phân đoạn không khí.D.cho cây xanh quang hợp.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến