Oxi hóa 16,8 gam anđehit fomic bằng oxi có mặt Mn2+ thu được hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X tác dụng với dd AgNO3/NH3 dư thu được 151,2 gam Ag. Hiệu suất của phản ứng oxi hóa anđehit fomic là:
A. 37,5% B. 80% C. 60% D. 75%
nHCHO ban đầu = 0,56
X gồm HCOOH (a) và HCHO dư (b)
nX = a + b = 0,56
nAg = 2a + 4b = 1,4
—> a = 0,42 và b = 0,14
—> nHCHO phản ứng = a = 0,42
—> H = 0,42/0,56 = 75%
Một hỗn hợp X gồm ankan A và anken B được chia thành 2 phần. Phần 1: có thể tích là 11,2 lít, đem trộn với 6,72 lít H2, đun nóng (có xúc tác Ni) đến khi phản ứng hoàn toàn rồi đưa về nhiệt độ và áp suất ban đầu thì thấy hỗn hợp khí sau phản ứng có thể tích giảm 25% so với ban đầu. Phần 2: nặng 80 gam, đem đốt cháy hoàn toàn thu được 242 gam CO2. Công thức phân tử của A và B lần lượt là:
A. C4H10 và C3H6 B. C3H8 và C2H4
C. C2H6 và C3H6 D. CH4 và C4H8
E là este mạch không nhánh chỉ chứa C, H, O, không chứa nhóm chức nào khác. Đun nóng một lượng E với 150 ml dung dịch NaOH 1M đến kết thúc phản ứng. Để trung hoà dung dịch thu được cần 60ml dung dịch HCl 0,5M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hoà được 11,475 gam hỗn hợp hai muối khan và 5,52 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức. Công thức cấu tạo của este là
A. CH3CH2CH2-OOC-CH2CH2COOCH3
B. HCOOCH3 và CH3COOC2H5
C. C2H5-COO-C2H5
D. CH3-CH2-OOC-CH2COOCH3
Tỉ khối hỗn hợp X gồm: C2H6; C2H2; C2H4 so với H2 là 14,25. Đốt cháy hoàn toàn 11,4 gam X, cho sản phẩm vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng m gam và có a gam kết tủa. Giá trị của m và a lần lượt là
A. 62,4 và 80. B. 68,50 và 40.
C. 73,12 và 70. D. 51,4 và 80.
Đun nóng hỗn hợp A gồm: 0,1 mol axeton; 0,08 mol anđehit acrylic (propenal); 0,06 mol isopren và 0,32 mol hiđro có Ni làm xúc tác thu được hỗn hợp khí và hơi B. Tỉ khối của B so với không khí là 375/203. Hiệu suất hiđro đã tham gia phản ứng cộng là:
A. 87,5% B. 93,75% C. 80% D. 75,6%
Y là hexapeptit được tạo thành từ glyxin. Cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với lượng cần thiết), sau phản ứng cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam chất rắn?
A. 87,3 gam B. 9,99 gam
C. 107,1 gam D. 94,5 gam
Một hỗn hợp gồm hai axit cacboxylic no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Lấy m gam hỗn hợp rồi thêm vào đó 75ml dung dịch NaOH 0,2M, sau đó phải dùng hết 25ml dung dịch HCl 0,2M để trung hòa kiềm dư thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X đến khối lượng không đổi thu được 1,0425 gam muối khan. Phần trăm khối lượng của axit có khối lượng phân tử bé hơn trong hỗn hợp trên là:
A. 50% B. 43,39% C. 40% D. 46,61%
Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm một số ancol thuộc cùng dãy đồng đẳng cần dùng 10,08 lit khí O2 (đktc) thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 9,90 gam H2O. Nếu đun nóng 10,44 gam hỗn hợp X như trên với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp để chuyển hết thành ete thì tổng khối lượng ete thu được là:
A. 7,74 gam B. 6,55 gam
C. 8,88 gam D. 5,04 gam
Hỗn hợp A gồm 3 peptit X, Y, Z (MX < MY < MZ) có tỉ lệ mol tương ứng là 15 : 7 : 2 được cấu tạo từ gly, ala và val và mX = 51,819%mA. Thủy phân m gam hỗn hợp A trong 400ml NaOH 1,66M vừa đủ thu được dung dịch X chứa 3 muối, trong đó có 0,128 mol muối của alanin. Mặt khác nếu đốt cháy hết m gam A trong không khí (vừa đủ) thu được CO2 và H2O có tổng khối lƣợng là (2m + 3,192) gam và 7,364 mol khí N2. Nếu cho Z tác dụng với dung dịch HCl dư thì khối lượng muối có phân tử khối nhỏ nhất thu được là
A. 5,352 gam B. 1,784 gam C. 3,568 gam D. 7,316 gam
Hai chất hữu cơ X, Y có thành phần phân tử gồm C, H, O (MX < MY < 74). Cả X và Y đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc và đều phản ứng được với dung dịch KOH sinh ra muối. Tỉ khối hơi của Y so với X có giá trị là:
A. 1,403 B. 1,333 C. 1,304 D. 1,3
Khi nung butan với xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp T gồm CH4, C3H6, C2H4, C2H6, C4H8, H2 và C4H10 dư. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T thu được 8,96 lít CO2 (đo ở đktc) và 9,0 gam H2O. Mặt khác, hỗn hợp T làm mất màu vừa hết 12 gam Br2 trong dung dịch nước brom. Hiệu suất phản ứng nung butan là
A. 45%. B. 75%. C. 50%. D. 65%.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến