55. Sự biểu hiện triệu chứng thiếu sắt của cây là: A. Gân lá có màu vàng và sau đó cả lá có màu vàng. B. Lá nhỏ có màu vàng. C. Lá non có màu lục đậm không bình thường. D. Lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chết.
Đáp án A. Sự biểu hiện triệu chứng thiếu sắt của cây là: Gân lá có màu vàng và sau đó cả lá có màu vàng.
54. Sự biểu hiện triệu chứng thiếu Kali của cây là: A. Lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm. B. Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
C. Sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng. D. Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.
53. Sự biểu hiện triệu chứng thiếu phôtpho của cây là: A. Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá. B. Lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm. C. Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm. D. Sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng.
Ý nghĩa nào dưới đây không phải là nguồn chính cung cấp dạng nitơnitrat và nitơ amôn? A. Sự phóng điện trong cơn giông đã oxy hoá N2 thành nitơ dạng nitrat
B. Quá trình cố định nitơ bởi các nhóm vi khuẩn tự do và cộng sinh, cùng với quá trình phân giải các nguồn nitơ hữu cơ trong đất được thực hiện bởi các vi khuẩn đất. C. Nguồn nitơ do con người trả lại cho đất sau mỗi vụ thu hoạch bằng phân bón. D. Nguồn nitơ trong nham thạch do núi lửa phun.
Ý nào dưới đây không đúng với sự hấp thu thụ động các ion khoáng ở rễ? A. Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước. B. Các ion khoáng hút bám trên bề mặt của keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi). C. Các ion khoáng thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp. D. Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.
Vai trò của Nitơ đối với thực vật là: A. Thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ. B. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng. C. Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim. D. Thành phần của prôtêin và axít nuclêic.
Tác dụng chính của kỹ thuật nhổ cây con đem cấy là gì? A. Bố trí thời gian thích hợp để cấy. B. Tận dụng được đất gieo khi ruộng cấy chưa chuẩn bị kịp. C. Không phải tỉa bỏ bớt cây con sẽ tiết kiệm được giống. D. Làm đứt chóp rễ và miền sinh trưởng kích thích sự ra rễ con để hút được nhiều nước và muối khoáng cho cây.
Nguyên nhân trước tiên làm cho cây không ưa mặn mất khả năng sinh trưởng trên đất có độ mặn cao là: A. Các phân tử muối ngay sát bề mặt đất gây khó khăn cho các cây con xuyên qua mặt đất. B. Các ion khoáng là độc hại đối với cây. C. Thế năng nước của đất là quá thấp. D. Hàm lượng oxy trong đất là quá thấp.
Độ ẩm đất liên quan chặt chẽ đến quá trình hấp thụ nước của rễ như thế nào? A. Độ ẩm đất khí càng thấp, sự hấp thụ nước càng lớn. B. Độ ẩm đất càng thấp, sự hấp thụ nước bị ngừng.
C. Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng lớn. D. Độ ẩm càng cao, sự hấp thụ nước càng ít.
46. Độ ẩm không khí liên quan đến quá trình thoát hơi nước ở lá như thế nào? A. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước không diễn ra. B. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu. C. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh. D. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến