Bài 20. Kết quả lai thuận-nghịch khác nhau và con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng đó. A. năm trên nhiễm sắc thể giới tính Y. B. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. C. nằm ở ngoài nhân. D. nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau và đời con luôn có kiểu hình giống mẹ đây là đặc điểm di truyền của gen nằm ở tế bào chất (gen ngoài nhân).
Bài 19. Một phụ nữ nhóm máu AB kết hôn với một người đàn ông nhóm máu A, có cha là nhóm máu O. Cặp vợ chồng trên sinh 2 con, tính xác suất đứa con đầu là con trai nhóm máu AB, đứa thứ hai là con gái nhóm máu B. A. 3/64 B. 1/16 C. 1/64 D. 1/32
Bài 18. Máu trao đổi chất với tế bào ở đâu?
A. Qua thành mao mạch. B. Qua thành tĩnh mạch và mao mạch. C. Qua thành động mạch và mao mạch. D. Qua thành động mạch và tĩnh mạch.
Bài 17. Mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội lấn át hoàn toàn gen lặn, các gen liên kết hoàn toàn. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình 1:2:1?
Bài 16. Gen ban đầu có cặp nucleotit chứa G hiếm (G*) là X-G, sau đột biến cặp này sẽ biến đổi thành cặp A. T-A B. X-G C. G-X D. A-T
Bài 15. Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 3 cặp gen không alen phân li độc lập, tác động cộng gộp. Sự có mặt mỗi alen trội làm chiều cao tăng thêm 5cm. Cho giao phấn cây cao nhất với cây thấp nhất của quần thể được F1 có chiều cao 190cm, tiếp tục cho F1
tự thụ phấn. Về mặt lý thuyết thì cây có chiều cao 180cm ở F2 chiếm tỉ lệ:
A. 3/32. B. 5/16 C. 1/64 D. 15/64
Bài 14. Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào? A. Chuỗi chuyền elctron hô hấp→ Chu trình crep→Đường phân. B. Đường phân→Chuỗi chuyền electron hô hấp→ Chu trình crep. C. Chu trình crep→ Đường phân→ Chuỗi chuyền electron hô hấp. D. Đường phân→Chu trình crep→Chuỗi chuyền electron hô hấp.
Bài 13. Trong quá trình phiên mã, chuỗi polinucleotit được tổng hợp theo chiều nào? A. 5'→3'. B. 5'→5'. C. 3'→5'. D. 3'→3'.
Bài 12. Ở một loài có bộ NST 2n=24. Một thể đột biến mà cơ thể có một số tế bào có 23 NST, một số tế bào có 25 NST và các tế bào còn lại có 24 NST. Nguyên nhân nào đến hiện tượng này? A. Quá trình giảm phân tạo giao tử ở bố có một cặp NST không phân li còn mẹ giảm phân bình thường. B. Quá trinh giảm phân hình thành giao tử ở cả bố và mẹ đều có bố mẹ đều có một cặp NST không phân li. C. Quá trình nguyên phân ở một mô hoặc một cơ quan nào đó có một cặp NST không phân li. D. Trong quá trình nguyên phân đầu tiên của hợp tử có một cặp NST không phân li.
Bài 11. Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định tính trạng màu hoa,. Kiểu gen A- B-: hoa đỏ, A-bb và aaBB-:hoa hồng, aabb: hoa trắng. Phép lai P:Aabb x aaBb cho tỉ lệ các loại kiểu hình ở F1 là
bao nhiêu? A. 2 đỏ: 1 hồng: 1 trắng. B. 3 đỏ: 1 hồng: 4 trắng. C. 1 đỏ: 3 hồng: 4 trắng. D. 1 đỏ: 2 hồng: 1 trắng.
Bài 10. Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng trong đời cá thể nhờ cơ chế A. nhân đôi ADN và phiên mã. B. phiên mã và dịch mã. C. nhân đôi ADN và dịch mã. D. nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến