Bài 27. Đặc điểm di truyền gen trên nhiễm sắc thể giới tính Y là: A. di truyền phụ thuộc vào môi trường. B. di truyền theo dòng mẹ. C. di truyền chéo từ bố cho con gái. D. di truyền thẳng 100% cho giới XY.
Do NST Y ở chỉ có ở giới XY→ Gen nằm trên NST giới tính Y sẽ di truyền thẳng 100% cho giới XY
Bài 26. Một số bà con nông dân đã mua hạt ngô lai có năng suất cao về trồng nhưng cây ngô lai không cho hạt. Giả sử công ty giống đã cung cấp hạt giống đúng tiêu chuẩn. Nguyên nhân có thể dẫn đến tính trạng cây ngô không cho hạt là: A. Do biến dị tổ hợp hoặc thường biến B. Do thường biến hoặc đột biến. C. Điều kiện gieo trồng không thích hợp. D. Do đột biến gen hoặc đột biến NST.
Bài 25. Một người có bộ NST là 45 nhiễm sắc thể thường và 2 NST giới tính thì mắc phải hội chứng nào dưới đây? A. Claiphentơ B. Đao C. Đa bội D. 3X
Bài 24. Lai phân tích là phép lai nhằm: A. kiểm tra gen nằm ở trong nhân hay tế bào chất. B. kiểm tra tính trạng lệ thuộc vào môi trường hoặc lệ thuộc kiểu gen. C. kiểm tra gen nằm trên NST thường hoặc trên NST giới tính. D. kiểm tra kiểu gen của một tính trạng ở trạng thái đồng hợp hay dị hợp.
Bài 23. Trong chọn giống, các nhà khoa học có thể dùng biện pháp gây đột biến chuyển đoạn để chuyển những gen có lợi vào cùng 1 NST nhằm tạo ra các giống có những đặc điểm mong muốn. Đây là ý nghĩa thực tiễn của các hiện tượng di truyền nào? A. Liên kết gen và đột biến chuyển đoạn. B. Hoán vị gen. C. Tương tác gen. D. Liên kết gen.
Bài 22. Trên 1 NST, xét 4 gen A, B, C, D. Khoảng cách tương đối giữa các gen là AB = 1,5cM, BC = 16,5cM, BD = 3,5cM, AC = 18 cM. Trật tự đứng của các gen trên NST đó là: A. BACD B. DABC C. ABCD D. CABD
Bài 21. Một trong những điểm khác nhau trong quá trình nhân đôi ADN giữa tế bào nhân thực với tế bào nhân sơ là: A. nguyên tắc nhân đôi. B. nguyên liệu dùng để tổng hợp. C. số lượng các đơn vị nhân đôi. D. chiều tổng hợp.
Bài 20. Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp lặn (P) thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Tiếp tục cho cây hoa đỏ F1 giao phấn trở lại với cây hoa trắng (P) thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa trắng: 1 cây hoa đỏ. Cho biết không có đột biến xảy ra, sự hình thành màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Có thể kết luận màu sắc hoa của loài trên do: A. Hai gen không alen tương tác với nhau theo kiểu bổ sung. B. Một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội không hoàn toàn. C. Hai gen không alen tương tác với nhau theo kiểu cộng gộp quy định. D. Một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn quy định.
Bài 19. Giả sử một đoạn mARN có trình tự các ribônuclêôtit như sau: 3'...AUG - GAU - AAA - AAG - XUU - AUA - UAU - AGX - GUA - UAG...5' Khi được dịch mã thì chuỗi poolipeptit hoàn chỉnh gồm bao nhiêu axitamin?
A. 7. B. 8. C. 6. D. 9.
Bài 18. Ở một loại thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; alen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn với alen d quy định quả vàng; alen E quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen e quy định quả dài. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen giữa các alen B và b với tần số 20%, giữa các alen E và e với tần số 40%. Phép lai(P)Ab/aB DE/de x Ab/aB DE/de cho đời con thân thấp, hoa trắng, quả vàng dài chiếm tỉ lệ: A. 0,9%. B. 0,09%. C. 0,64%. D. 8,16%.
Bài 17. Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3000 nuclêôtit và có tỷ lệ A/G = 2/3 gen này bị đột biến mất 1 cặp nuclêôtit do đó giảm đi 2 liên kết hiđro so với gen bình thường. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen mới được hình thành sau đột biến là: A. A = T = 599; G = X = 900.
B. A = T = 900; G = X = 599. C. A = T = 600; G = X = 899. D. A = T = 600; G = X = 900.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến