Bài 31. Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là: A. Cơ quan sinh sản. B. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. C. Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu,... D. Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết.
Bộ phận điều khiển cân bằng nội môi là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết.
Bài 30. Nhận xét nào đúng về các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử? Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARNm, mạch khuôn ADN được phiên mã có chiều 3'→5'. Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN,mạch ARN được kéo dài theo chiều 5'→3'. Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN chiều 3'→5' là liên tục còn mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN chiều 5'→3' là không liên tục(gián đoạn) Trong quá trình dịch mã tổng hợp protein, phân tử mARN được dịch mã theo chiều 3'→5'. A. 2,3,4. B. 1,2,3. C. 1,2,4. D. 1,3,4.
Bài 29. Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là: A. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng. B. Rau dền, kê, các loạirau. C. Lúa, khoai, sắn, đậu. D. Ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu.
Bài 28. Phân tử ADN vùng nhân ở vi khuẩn E.coli được đánh dấu bằng N15 ở cả hai mạch đơn. Nếu chuyển E.coli này sang nuôi cấy trong môi trường chi có N14thì sau 5 lần nhân đôi, trong số các phân tử ADN có bao nhiêu phân tử ADNcòn chứa N15?
A. 4. B. 6. C. 2. D. 8.
Bài 27. Một cơ thể dị hợp 3 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng, khi giảm phân tạo giao tử A BD =15%. Kiểu gen của cơ thể và tần số hoán vị gen là:
Bài 26. Chất được tách ra khỏi chu trình Canvin để khởi đầu cho tổng hợp glucozo là: A. RiDP (ribulôzơ-1,5-điphôtphat) B. APG (axit phôtphoglixeric) C. ALPG (anđehit photphoglixeric) D. AM (axitmalic).
Bài 25. Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra theo hướng nào? A. Tiêu hóa nội bào→tiêu hóa ngoại bào→Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào. B. Tiêu hóa ngoại bào→tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào→tiêu hóa nội bào. C. Tiêu hóa nội bào→Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào→tiêu hóa ngoại bào. D. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào→Tiêu hóa nội bào→tiêu hóa ngoại bào.
Bài 24. Một loài thực vật có A-cây cao, a- cây thấp, B-hoa kép, b- hoa đơn, DD hoa đỏ, Dd hoa hồng, dd hoa trắng. Cho giao phấn hai cây bố mẹ thu được tỉ lệ phân li kiểu hình là 6:6:3:3:3:2:2:1:1:1:1. Kiểu gen của bố mẹ trong phép lai trên: A. AaBbDd x AabbDd hoặc AaBbDd x AabbDd B. AaBbDd x aaBbDd hoặc AaBbDd x aaBbDD C. AaBbDd x aaBbDd hoặc AaBbDd x aaBbdd D. AaBbDd x AabbDd hoặc AaBbDd x aaBbDd
Bài 23. Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3000 nucleotit . Gen này bị đột biến mất một cặp nucleotit (nu) do đó giảm đi 2 liên kết hiđro so với gen bình thường. Số lượng từng loại nucleotit của gen mới được hình thành sau đột biến là: A. A=T=600 nu; G=X=899 nu. B. A=T=900 nu; G=X=599 nu. C. A=T= 600 nu; G=X=900 nu. D. A=T=599 nu; G=X= 900 nu.
Bài 22. Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 75% cây thân cao và 25% cây thân thấp. Cho tất cả các cây thân cao F1 giao phấn với các cây thân cao dị hợp. Theo lí thuyết, tỉ lệ cây thân cao thuần chủng ở F2 là:
A. 1/2 B. 3/8 C. 1/3 D. 2/3
Bài 21. Phép lai AAaa x AAaa tạo kiểu gen AAaa ở thế hệ sau với tỉ lệ A. 1/2 B. 2/9 C. 1/8 D. 1/4
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến