Bài 7. Trong chọn giống cây trồng, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc nhằm
A. kiểm tra độ thuần chủng của giống. B. tạo biến dị tổ hợp. C. tạo ưu thế lai. D. tạo dòng thuần đồng hợp tử về các gen đang quan tâm.
=
Trong chọn giống cây trồng, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ (khoảng 5 - 7 thế hệ) để tạo dòng thuần đồng hợp tử về các gen đang quan tâm.
Bài 6. Nói về mã di truyền có một số nhận định như sau: 1- Có 61 bộ mã di truyền tham gia mã hóa các axit amin. 2- Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nuclêôtit mà không gối lên nhau. 3- Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một bộ ba có thể mã hóa cho một hoặc một số axit amin. 4- Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin trừ AUG và UGG. Số nhận định đúng là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Bài 5. Nhận định không đúng về cơ sở tế bào học của quy luật phân ly của Menđen: A. Nhân tố di truyền chính là gen. B. Các nhiễm sắc thể trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng phân li đồng đều kéo theo phân li của các alen trên đó. C. Các gen quy định các tính trạng phải nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể. D. Trong tế bào sinh dưỡng, các gen tồn tại thành cặp alen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
Bài 4. Vìsao tập tính học tập ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển được hình thành rất nhiều? A. Vì hình thành mối liên hệ mới giữa các nơron. B. Vì có nhiều thời gian để học tập. C. Vìsống trong môi trường phức tạp. D. Vìsố tế bào thần kinh rất nhiều, tuổi thọ thường cao.
Bài 3. Quá trình phiên mã của gen trên nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực diễn ra ở A. không bào. B. nhân tế bào. C. vùng nhân. D. tế bào chất.
Bài 2. Một nhiễm sắc thể đột biến ABCD*EFGH → ABCDCD*EFGH (* là tâm động). Đây là dạng đột biến: A. Đảo đoạn. B. Mất đoạn. C. Chuyển đoạn. D. Lặp đoạn.
Bài 1. Người bị bệnh nào sau đây có số nhiễm sắc thể khác các bệnh còn lại? A. Bệnh Claifentơ. B. Bệnh Đao. C. Bệnh Siêu nữ. D. Bệnh Tơcnơ.
Bài 5. Một cá thể kiểu gen AaBbDD sau một thời gian thực hiện giao phối gần, số dòng thuần xuất hiện là: A. 4. B. 8. C. 6. D. 2.
Bài 4. Cho các thông tin sau, có bao nhiêu thông tin sai về quan niệm tiến hóa của Đacuyn?
Quần thể được xem là đơn vị tiến hóa cơ sở vì nó là đơn vị tồn tại thực trong tự nhiên và là đơn vịsinh sản. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loàisinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường. Tác dụng trực tiếp của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động ở động vật chỉ gây ra những biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh, ít có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hóa. Cơ chế làm biến đổi loài thành loài khác là do mỗisinh vật đều chủ động thích ứng vớisự thay đổi của môi trường bằng cách thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan. Tất cả các loàisinh vật luôn có xu hướng sinh ra một số lượng con nhiều hơn so vớisố con có thể sống sót đến tuổi sinh sản. A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Bài 3. Các phương pháp lai ít được sử dụng trong chọn giống visinh vật vì A. Tất cả các visinh vật đều sinh sản vô tính. B. Visinh vật sinh sản quá nhanh. C. Đa số visinh vật không có quá trình sinh sản hữu tính hoặc quá trình đó chưa được biết rõ. D. Visinh vật là loài tự thụ.
Bài 2. Cho một bệnh di truyền được biểu hiện qua phả hệ sau, bệnh này do gen gì qui định, gen này nằm ở đâu?
A. Gen nằm trong tế bào chất. B. Gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường. C. Gen trội nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. D. Gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến