Câu 1. Âm mưu của Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Pari năm 1973 là A. biến miền Nam thành quốc gia tự trị. B. phá hoại Hiệp định Pari, tiếp tục chiến tranh. 189 C. chuẩn bị đánh chiếm vùng giải phóng. D. phá hoại miền bắc.
B
Câu 45: Từ kết quả của cuộc đấu tranh ngoại giao buộc Mĩ phải kí kết Hiệp định Pari, hãy rút ra bài học kinh nghiệm gì cho vấn đề ngoại giao hiện nay? A. Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao. B. Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, kinh tế và ngoại giao. C. Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh văn hóa, chính trị và ngoại giao. D. Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, binh vận và ngoại giao
Câu 44: Việc quyết định tương lai chính trị ở miền Nam Việt Nam trong nội dung của Hiệp định Pari so với Hiệp định Giơnevơ? A. Không có sự can thiệp của nước ngoài. B. Dưới sự giám sát của Ủy ban quốc tế. C. Dưới sự giám sát của Tổng thư kí Liên hợp quốc. D. Dưới sự giám sát của Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp
Câu 43: Việc hàn gắn vết thương chiến tranh trong nội dung của Hiệp định Pari so với Hiệp định Giơnevơ? A. Hoa Kì cam kết hàn gắn vết thương chiến tranh ở Đông Dương. B. Hoa Kì cam kết hàn gắn vết thương chiến tranh ở miền Nam Việt Nam. C. Hoa Kì cam kết hàn gắn vết thương chiến tranh ở miền Nam Đông Dương. D. Hoa Kì cam kết hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam vả Đông Dương
Câu 42: Điểm giống nhau giữa chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” với các loại hình chiến tranh trước đó là gì? A. Đều là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ. B. Đều có quân đội Mĩ, quân đồng minh Mĩ tham gia. 188 C. Lực lượng chủ yếu là quân Ngụy tay sai. D. Lực lượng chủ yếu là quân đội Mĩ.
Câu 41: Điều khoản nào trong Hiệp định Pari có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam Việt Nam? A. Hoa kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống phá miền Bắc Việt Nam. B. Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền. C. Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ. D. Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đông minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự.
Câu 40: Điểm giống nhau giữa các chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, “Chiến tranh cục bộ”, “Chiến tranh đặc biệt” là gì? A. Quân Mĩ giữ vai trò quan trọng. B. Đều dùng quân đồng minh của Mĩ. C. Quân đội Sài Gòn là lược lượng chủ yếu. D. Đều là chiến tranh xâm lược thực dân mới.
Câu 39: Điểm khác biệt trong đấu tranh ngoại giao của ta trong giai đoạn 1969 – 1973 so với giai đoạn 1965 – 1968? A. Từng bước đàm phán và rút hết quân về nước. B. Từng bước đàm phán và phá bỏ các căn cứ quân sự. C. Từng bước đàm phán và buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari. D. Từng bước đàm phán và buộc Mĩ ngừng ném bom phá hoại miền Bắc.
Câu 38: “Việt Nam hóa chiến tranh” nằm trong chiến lược nào của Mĩ? A. Chiến lược toàn cầu. B. Chiến lược phản ứng linh hoạt. C. Chiến lược cam kết và mở rộng. D. Chiến lược ngăn đe thực tế.
Câu 37: Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam vừa ra đời đã được bao nhiêu nước công nhận? A. 21 nước công nhận. B. 22 nước công nhận. C. 23 nước công nhận.
Câu 36: Ngày 24 và 25 – 4 – 1970 diễn ra sự kiện nào dưới đây? A. Chính phủ N. Xihanúc bị lật đổ. B. Chiến thắng “Lam Sơn – 719”. C. Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương. D. Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam ra đời.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến