Câu 27. Ở sinh vật nhân thực, nhiễm sắc thể được cấu trúc bởi 2 thành phần chủ yếu là:
A. ADN và prôtêin histôn. B. ADN và mARN.
C.ADN và tARN. D. ARN và prôtêin.
Câu 27 => Chọn A
Ở sinh vật nhân thực, nhiễm sắc thể được cấu trúc bởi 2 thành phần chủ yếu là ADN và prôtêin histôn.
Câu 26. Ở sinh vật nhân thực, côđon 5’AUG 3’ mã hóa loạỉ axit amin nào sau đây?
A. Valin. B. Mêtiônin, C. Glixin. D. Lizin.
Câu 25. Một quần thể ngẫu phối có tần số kiểu gen là 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì ở F1 có 84% số cá thể mang alen A.
II. Nếu có tác động của nhân tố đột biến thì chắc chắn sẽ làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.
III. Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
IV. . Nếu chỉ chịu tác động của di - nhập gen thì có thể sẽ làm tăng tần số alen A.
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 24. Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Giao phối không ngẫu nhiên luôn dẫn đến trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một hướng xác định.
C. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
D. Di - nhập gen chỉ làm thay đổi tần số alen của các quần thể có kích thước nhỏ.
Câu 23. Khi nói về điểm khác nhau cơ bản giữa hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hệ sinh thái nhân tạo thường kém ổn định hơn hệ sinh thái tự nhiên.
B. Hệ sinh thái nhân tạo thường có lưới thức ăn phức tạp hơn hệ sinh thái tự nhiên.
C. Hệ sinh thái nhân tạo thường có khả năng tự điều chỉnh cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.
D. Hệ sinh thái nhân tạo thường có độ đa dạng sinh học cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.
Câu 22. Khi nói về chu trình sinh địa hoá, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên.
II. Cacbon đi vào chu trình cacbon dưới dạng cacbon điôxit (CO2).
III. Trong chu trình nitơ, thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng NH4+ và NO3-.
IV. Không có hiện tượng vật chất lắng đọng trong chu trình sinh địa hóa.
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 21. Trên tro tàn núi lửa xuất hiện quần xã tiên phong. Quần xã này sinh sống và phát triển làm tăng độ ẩm và làm giàu thêm nguồn dinh dưỡng hữu cơ, tạo thuận lợi cho cỏ thay thế. Theo thởi gian, sau cỏ là tràng cây thân thảo, thân gỗ và cuối cùng là rừng nguyên sinh. Theo lí thuyết, khi nói về quá trình này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đây là quá trình diễn thế sinh thái.
II. Rừng nguyên sinh là quần xã đỉnh cực của quá trình biến đổi này.
III. Độ đa dạng sinh học có xu hướng tăng dần trong quá trình biến đổi này.
IV. Một trong những nguyên nhân gây ra quá trình biến đổi này là sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 19. Trong hô hấp ở thực vật, axit lactic có thể là sản phẩm của
A. Quá trình hô hấp hiếu khí. B. Quá trình lên men.
C. Quá trình đường phân. D. Chuỗi chuyền êlectron.
Câu 18. Ở người, nhóm máu ABO do gen có 3 alen IA, IB, IO qui định. Bố có nhóm máu AB, sinh con có nhóm máu AB, nhóm máu nào dưới đây chắc chắn không phải là nhóm máu của người mẹ?
A. Nhóm máu B. B. Nhóm máu AB. C. Nhóm máu O. D. Nhóm máu A.
Câu 17. Một phân tử glucôzơ bị ôxi hoá hoàn toàn trong đường phân và chu trình Crep, nhưng 2 quá trình này chỉ tạo ra một vài ATP. Một phần năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử glucôzơ đi đâu?
A. Trong phân tử CO2 được thải ra từ quá trình này.
B. Trong O2.
C. Trong NADH và FADH2
D. Mất dưới dạng nhiệt.
Câu 16. Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở đại nào sau đây phát sinh các nhóm linh trưởng?
A. Đại Cổ sinh. B. Đại Nguyên sinh. C. Đại Tân sinh. D. Đại Trung sinh.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến