Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y. Kim loại M có thể là A. Mg B. Al C. Zn D. Fe
D
Từ giả thiết =>M phải là kim loại đa hóa trị => Chọn D
2Fe + 3Cl2 ⎯⎯→t0 2FeCl3 (X)
Fe + 2HCl → FeCl2 (Y)+H2
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
Cho 0,42 gam hỗn hợp bột Fe và Al vào 250 ml dung dịch AgNO3 0,12M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và 3,333 gam chất rắn. Khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu là A. 0,177 g B. 0,150 g C. 0,123 g D. 0,168 g
Dãy gồm các kim loại được xếp theo thứ tự tăng dần tính khử từ trái sang phải là
A. Mg, Fe, Al. B. Fe, Mg, Al. C. Fe, Al, Mg. D. Al, Mg, Fe.
Trong phòng thí nghiệm người ta thường thu khí oxi bằng phương pháp đẩy nước, đó là do
A. Oxi có nhiệt độ hoá lỏng thấp –1830C.
B. Oxi ít tan trong nước.
C. Oxi là khí hơi nặng hơn không khí.
D. Oxi là chất khí ở nhiệt độ thường.
Kim loại có các tính chất vật lý chung là:
A.Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim.
B.Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim, tính đàn hồi.
C.Tính dẻo, tính dẫn điện, tính khó nóng chảy, ánh kim.
D.Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính cứng.
Thủy phân hết m gam tetrapeptit (X) Gly-Gly-Gly-Gly (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 22,5 gam Gly, 33 gam Gly-Gly, 37,8 gam Gly-Gly-Gly. Giá trị của m là A. 73,8 B. 90,6 C. 86,1 D. 105,7
Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure? A. Ala-Gly B. Ala-Ala-Gly-Gly C. Ala-Gly-Gly D. Gly-Ala-Gly
Hỗn hợp X gồm 0,4 mol H2 và 0,3 mol C2H4. Nung nóng X với bột Ni xúc tác một thời gian thu được hỗn hợp Y. Dẫn hh Y qua dung dịch Br2 dư, thấy có hh khí Z bay ra. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Z thu được 8,8 gam CO2 và 7,2 gam H2O. Khối lượng bình Br2 tăng lên là A. 9,2 g B. 3,2 g C. 6 g D. 12,4 g
Hợp chất hữu cơ X có CTPT C2H8O3N2. Đun nóng 10,8 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y. Khi cô cạn dung dịch Y thu được phần hơi có chứa một chất hữu cơ Z có 2 nguyên tử C trong phân tử và còn lại a gam chất rắn. Giá trị của a là A. 8,5 B. 6,8 C. 9,8 D. 8,2
Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất CH3–CH(NH2)–COOH ? A. Axit 2-aminopropanoic. B. Axit -aminopropionic. C. Anilin. D. Alanin
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm x mol C2H4(NH2)2 và 5x mol hỗn hợp 2 anken đồng đẳng kế tiếp tạo ra 0,22 mol H2O và 0,21 mol hỗn hợp CO2 và N2. Xác định CTPT 2 anken. A. C2H4, C3H6 B. C3H6, C4H8 C. C4H8, C5H10 D. C5H10, C6H12
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến