Trong các nguyên tố khoáng nito, photpho, kali, sắt, magie. Các nguyên tố nào là thành phần của diệp lục a và diệp lục b? A. Nito, photpho B. Nito, magie C. Kali, nito, magie D. Magie, sắt
Đáp án B. Nito và magie là thành phần cấu tạo chlorophyll.
72. Để bổ sung nito cho cây, người ta thường sử dụng phân nào? A. Sinvinit, cainit, cacnalit. B. Supe photphat, Apatit. C. Phân hữu cơ. D. Phân ure và phosphorit.
71. Trong số các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng? 1. Nguyên tố khoáng đa lượng được cây sử dụng số lượng lớn để xây dựng các hợp chất hữu cơ chủ yếu của chất sống. 2. Các nguyên tố vi lượng là thành phần không thể thiếu ở hầu hết các enzim. 3. Một số nguyên tố khoáng vi lượng thường gặp là Fe, Cu, Zn, Mn, Mg, Co, S, Ca, K... 4. Nguyên tố vi lượng được cây sử dụng một lượng rất ít, nhưng lại rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triền của cây. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
70. Nguyên tố khoáng đa lượng có vai trò nào sau đây? A. Kiến tạo cơ thể vì là thành phần chủ yếu cấu tạo protein, lipid, axit nucleic. B. Ảnh hưởng lớn đến tính chất của hệ keo nguyên sinh. C. Tham gia xây dựng các hệ thống enzim, các vitamin. Do vậy, điều hoà cường độ và chiều hướng trao đổi chất. D. A, B, C.
69. Quá trình hấp thụ các ion khoáng của rễ theo các hình thức cơ bản nào? A. Điện li và hút bám trao đổi. B. Hấp thụ khuếch tán và thẩm thấu.
C. Hấp thụ bị động và hấp thụ chủ động. D. Cùng chiều nồng độ và ngược chiều nồng độ
68. Quá trình hấp thụ bị động ion khoáng có đặc điểm: 1. Các ion khoáng đi từ môi trường đất có nồng độ cao, sang tế bào có nồng độ thấp. 2. Nhờ có năng lượng và enzim, các ion cần thiết bị động đi ngược chiều nồng độ, vào tế bào rễ. 3. Không cần tiêu tốn năng lượng. 4. Các ion cần thiết đi ngược chiều nồng độ nhờ có chất hoạt tải. A. 2, 4 B. 1, 3 C. 2, 3 D. 1, 4
67. Có các hình thức hấp thụ bị động nào sau đây? 1. Nhờ có tính thấm chọn lọc, chất khoáng đi từ nơi có nồng độ thấp ở đất sang nơi có nồng độ cao. 2. Các ion khoáng khuếch tán từ nơi có nồng độ cao của đất, sang tế bào rễ có nồng độ dịch bào thấp hơn. 3. Các ion khoáng hoà tan trong nước đi vào rễ theo dòng nước. 4. Hút bám trao đổi giữa tế bào và keo đất. Phương án đúng: A. 2, 3, 4 B. 1, 2, 4 C. 1, 3, 4 D. 2, 4
66. Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân là: A. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của quả mới ra. B. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của thân cây. C. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của hoa. D. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của lá cây.
65. Sự biểu hiện triệu chứng thiếu nitơ của cây là: A. Lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm. B. Sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng. C. Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm. D. Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.
63. Vai trò của sắt đối với thực vật là: A. Thành phần của xitôcrôm, tổng hợp diệp lục, hoạt hoá enzim. B. Duy trì cân bằng ion, tham gia quang hợp (quang phân li nước). C. Thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ. D. Thành phần của diệp lục, hoạt hoá enzim.
62. Dung dịch bón phân qua lá phải có: A. Nồng độ các muối khoáng thấp và chỉ bón khi trời không mưa.
B. Nồng độ các muối khoáng thấp và chỉ bón khi trời mưa bụi. C. Nồng độ các muối khoáng cao và chỉ bón khi trời không mưa. D. Nồng độ các muối khoáng cao và chỉ bón khi trời mưa bụi.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến