*Các trường hợp phải truyền máu:
1. Thiếu máu cấp
- Chỉ định truyền máu khi thiếu máu cấp ở mức độ nặng và mức độ trung bình nhưng vẫn còn chảy máu hoặc còn tán huyết.
- Thiếu máu cấp được chia theo mức độ sau:
Mất máu nhẹ: - < 500ml máu. - Mạch và huyết áp bình thường.
- Bệnh nhân tỉnh và tiếp xúc tốt.
Mất máu trung bình: - 500 – 1000ml. - Mạch:100-120lần/phút, huyết áp > 90mmHg.
- Bệnh nhân mệt, lơ mơ, nước tiểu giảm.
Mất máu nặng: - > 1000ml máu. - Mạch > 120lần/phút hoặc không bắt được, huyết áp có thể bằng 0.
- Bệnh nhân choáng, thiểu niệu hoặc vô niệu.
2. Thiếu máu mãn
Chỉ định truyền máu khi bệnh nhân thiếu máu nặng không bù trừ, chỉ cần nâng Hb lên để cải thiện lâm sàng, không nâng lên đủ như bình thường. Khi huyết sắc tố >7 g% thì không cần truyền máu.
* Các điều cần chú khi truyền máu:
- Thứ nhất, nhóm máu O là biểu hiện của tính trạng lặn Do đó nhóm máu O có thể truyền cho bất kì người nào ở các nhóm máu khác. hơn nữa, Số người có nhóm máu này là rất nhiều. Tuy nhiên do O là nhóm máu lặn nên cơ thể nhận bất kì nhóm máu khác là điều ko thể => chuyên cho
- Nhóm AB là biểu hiện của tính trạng trội, nhưng nó có điểm đặc biệt là nó có cả 2 thuộc tính của nhóm máu A và B. Do đó ngoài việc cơ thể người nhóm máu AB có khả năng nhận nhóm máu O và AB, họ còn có thể nhận dc cả nhóm máu A và B. Tuy nhiên cũng do điểm đặc trưng này mà máu của họ ko thể truyền cho những người ở các nhóm máu khác dc. Số người có nhóm máu AB là rất ít => chuyên nhận
-Máu của người cho được gọi là tương thích với máu người nhận nếu như không xảy ra phản ứng giữa ngưng kết nguyên (còn gọi là kháng nguyên máu) trong hồng cầu và ngưng kết tố (còn gọi là kháng thể máu) trong máu của người cho và người nhận làm ngưng kết hồng cầu người cho trong quá trình truyền máu.
-Chọn lựa nhóm máu phù hợp
- Kiểm tra mầm bệnh trước khi truyền máu
- Truyền từ từ