PHÀN 1:
a,
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái
b, - Trích trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ này được sáng tác vào năm 1969 trên tuyến đường Trường Sơn, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt. Bài thơ thuộc chùm thơ được tặng giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969, in trong tập “Vầng trăng quầng lửa”
c, Bài thơ thu hút người đọc bởi cái vẻ lạ và độc đáo qua hình ảnh biểu tượng: những chiếc xe không kính. Xe không kính tức là xe hỏng, không còn nguyên vẹn, vậy thì có gì là an toàn cho người kính và đẹp đẽ mà lại đi vào trong thơ. Vì đã nói đến thơ, tức là nói đến một cái gì đó đẹp đẽ, bay bổng. Đây là một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Dường như, tác giả đã phát hiện cái đẹp nằm ở trong chính hiện thực đời sống khốc liệt nhất. Hình ảnh những chiếc xe không kính vốn khó tìm trong chiến tranh, nhưng không phải ai cũng có thể tạo nên nét tinh nghịch, ngang tàn như Phạm Tiến Duật. Hình ảnh này đã trở thành biểu tượng độc đáo của thơ ca thời chống Mĩ.
PHẦN II:
a, Đoạn trích trên được tích trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. Truyện ngắn này được sáng tác năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra vô cùng ác liệt. Tác giả lúc đó từng là chiến sĩ thanh niên xung phong ở tuyến đường Trường Sơn. Truyện kể về cuộc sống và chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong: Thao, Phương Định và Nho. Họ là một tổ trinh sát mặt đường làm nhiệm vụ phá bom, đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom. Công việc vô cùng khó khăn và gian khổ nhưng họ vẫn hồn nhiên, mơ mộng. Họ hiện lên với tất cả những phẩm chất tốt đẹp nhất của những con người gan dạ, dũng cảm.
b, - Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi được viết theo ngôi kể thứ nhất ( Phương Định là người kể chuyện).
- Cách lựa chọn ngôi kể này có tác dụng:
+ Tái hiện chân thực hiện thực khốc liệt của chiến tranh. Câu chuyện sẽ thật hơn, cụ thể và sinh động hơn.
+ Khắc họa cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật chân thực, giàu sức thuyết phục nhất.
c, Chi tiết " chúng tôi gọi nhau là những con quỷ mắt đen " gợi ra ở họ một vẻ đẹp của sự hồn nhiên, mơ mộng, vui tươi, lạc quan
* Khổ thơ tương tự:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi.
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời,nhìn thẳng.
- Đoạn thơ trên trích trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật