Phần I. ĐỌC – HIỂU( 3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Hai biển hồ Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này. Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người... ( Quà tặng cuộc sống, Nhà xuất bản Trẻ, 2007) Câu 1( 0, 5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2( 0,5 điểm). Theo tác giả, vì sao Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết? Câu 3( 1,0 điểm). Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong câu: “Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát.” Câu 4( 1,0 điểm). Bài học cuộc sống em rút ra được từ văn bản trên? Phần II. LÀM VĂN( 7,0 điểm) Câu 5(2,0 điểm). Từ tinh thần văn bản phần đọc – hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) theo kiểu tổng – phân – hợp, trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống.

Các câu hỏi liên quan

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn, vừa cũ lại rộng nữa. Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: “ Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao?”. Cô bé nghĩ mãi rồi cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. “Cháu hát hay quá!”- Một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ đã cho ta cả một buổi chiều vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi. Hôm sau, khi cô bé đến công viên đã thấy cụ già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước, khuôn mặt hiền từ, mỉm cười chào cô bé. Cô bé lại hát, cụ già lại chăm chú lắng nghe. Cụ vỗ tay nói lớn: “ Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá!”. Nói xong cụ già lại chậm rãi một mình bước đi. Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ già nhưng ở đó chỉ còn chiếc ghế đá trống không. “Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn hai mươi năm nay”- một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người, bật khóc. Hóa ra, bao nhiêu năm nay, tiếng hát của cô luôn được khích lệ bởi một đôi tai đặc biệt: Đôi tai của tâm hồn. (Theo Hoàng Phương – Sống đep) Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2 (0.5 điểm): Khái quát nội dung của văn bản trên. Câu 3 (1.0 điểm): Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sự dụng trong câu văn sau: “Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn, vừa cũ lại rộng nữa.” Câu 4 (1.0 điểm): Thông điệp tác giả gửi gắm qua văn bản trên.