Phần I: Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi “ Cuộc sống này cũng vậy… Ở đâu đó ngoài kia là những người có thể giống ta. Ở đâu đó ngoài kia là những người có thể rất khác ta. Có người ưa tụ tập với bạn bè. Có người mải mê rong chơi. Có người chỉ thích nằm nhà để đọc sách. Có người say công nghệ cao. Có người mê đồ cổ. Có người phải đi thật xa đến tận cùng thế giới thì mới thỏa nguyện. Có người chỉ cần mỗi ngày bước vào khu vườn rậm rạp sau nhà, tìm thấy một vạt nấm mối mới mọc sau mưa hay một quả trứng gà tình cờ lạc trong vạt cỏ là đủ thỏa nguyện rồi [...] Chúng ta vẫn thường nghe một người tằn tiện phán xét người khác là phung phí. Một người hào phóng đánh giá người kia là keo kiệt. Một người thích ở nhà chê bai kẻ khác bỏ bê gia đình. Và một người ưa bay nhảy chê cười người ở nhà không biết hưởng thụ cuộc sống… Chúng ta nghe những điều đó mỗi ngày, đến khi mệt mỏi, đến khi nhận ra rằng đôi khi phải phớt lờ tất cả những gì người khác nói và rút ra một kinh nghiệm là đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng. Thỉnh thoảng chúng ta vẫn gặp những người tự cho mình quyền được phán xét người khác theo một định kiến có sẵn. Những người không bao giờ chịu chấp nhận sự khác biệt. Đó không phải là điều tồi tệ nhất. Điều tồi tệ nhất là chúng ta chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến đó. Cuộc sống của ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều. Sao ta không thể thôi sợ hãi, và thử nghe theo chính mình?” ( Trích “ Nếu biết trăm năm là hữu hạn” – Phạm Lữ Ân) Câu 1:“Điều tồi tệ nhất” tác giả nói đến trong đoạn trích là gì? (0,5đ) Câu 2:Vì sao trong cuộc sống chúng ta đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng? (0,5đ) Câu 3:Việc tác giả dẫn ra sự khác biệt trong cách sống của mỗi người có tác dụng gì?(1,0đ) Câu 4: Thông điệp anh/ chị rút ra từ đoạn trích trên là gì? (1,0đ) Phần II: Làm văn (7 điểm) Câu 1:(2 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc - hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về những điều bản thân cần làm để thoát khỏi định kiến của người khác về mình.

Các câu hỏi liên quan

3.Phát biểu nào sau đây là SAI khi nói về dầu mỏ: A. Không tan trong nước B. Là một một đơn chất C. Chất lỏng D. Nhẹ hơn nước 4.Trạng thái tồn tại của nhiên liệu dạng nào có năng suất tỏa nhiệt cao, ít gây độc hại cho môi trường: A. Rắn B. Lỏng C. Khí D. Chất rắn dễ thăng hoa 5.Cho các câu sau: a, Dầu mỏ là một đơn chất b, Dầu mỏ là một hợp chất phức tạp c, Dầu mỏ là một hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại Hidrocacbon d, Dầu mỏ sôi ở những nhiệt độ khác nhau Số câu đúng là: A. 2 B 3 C. 4 D. 1 6.Những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng được gọi là: A. Nguyên liệu B. Nhiên liệu C. Vật liệu D. Tất cả đều đúng 7.Nhiên liệu nào sau đây được dùng chủ yếu cho các động cơ đốt trong: A. Nhiên liệu lỏng B. Nhiên liệu rắn C. Nhiên liệu khí D. Cả 3 loại nhiên liệu trên 8.Thành phần chính của khí thiên nhiên A. Metan B. Metan và etilen C. Metan và axetylen D. Etylen và axetylen 9.Khi chế biến dầu mỏ để tăng thêm lượng xăng người ta dùng phương pháp: A. Chưng cất dầu mỏ B. Crackinh dầu mỏ C. Chưng cất phân đoạn dầu mỏ D. Tất cả các phương pháp trên 10.Làm thế nào để sử dụng nhiên liệu hiệu quả A. Cung cấp đủ oxi hoặc không khí cho sự cháy B. Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí C.Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức cần thiết với nhu cầu sử dụng D. Tất cả các ý trên 11.Để dập tắt đám cháy do xăng, dầu người ta: A. Phun nước vào ngọn lửa B. Phủ cát vào ngọn lửa C. Để đám cháy tự tắt D. Tất cả đều đúng 12.Tại sao phải tạo các hàng lỗ trong các viên than tổ ong? A. Tăng diện tích tiếp xúc giữa than và không khí B. Tăng lượng oxi để quá trình cháy xảy ra dễ hơn C. Cả 2 đáp án trên đều sai D. Cả 2 đáp án trên đều đúng