1 .
Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Vầng trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.
→ Lỗi cấu trúc tên riêng + sai từ vựng .
+ Từ " kể " được viết thường , từ " vầng trăng " chuyển sang " ánh trăng ".
→ Những lỗi ấy ảnh hưởng đến ý nghĩa của bài thơ . "Trăng cứ tròn vành vạnh /kể chi người vô tình/ánh trăng im phăng phắc / đủ cho ta giật mình " là một câu có nhiều C-V . Nếu ta viết hoa từ " kể ", " vầng " , " đủ " thì câu này sẽ mất mạch nghĩa . Còn từ " vầng trăng " không thể sử dụng vì nó sẽ tạo lên sự lặp từ ở đoạn thơ trên khiến bài có cảm xúc hơi chán .
2 . Gợi cho em nhớ đến bài thơ Vọng Nguyệt ( Ngắm trăng ) của Hồ Chí Minh .
Hoàn cảnh ra đời : Vào 29/08/1942 khi Bác Hồ bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt gian ở Tục Vĩnh và sáng tác bài thơ này trong tập " Nhật kí trong tù " .
Tương đồng :
+ đều là người bạn mỗi đêm của những người chiến sĩ cách mạng .
+ là chỗ dựa tinh thần cho họ vượt qua nghịch cảnh .
Khác biệt :
Ngắm trăng :
+ Tri kỉ ở đây là người bạn tâm giao mỗi đêm trong tù . Là người bạn duy nhất của Người bên hoàn cảnh tù đày cả về vật chất lẫn tinh thần .
Ánh trăng :
+ Tri kỉ là người bạn đồng hành trong kháng chiến cách mạng . Là nguồn động viên tinh thần cho các chiến sĩ mỗi đêm .
3 .
Nguyễn Duy - gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước - đã làm rõ ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và chiều sâu mang tính triết lí của tác phẩm.
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
Hai câu thơ đầu ý nghĩa biểu tưởng hình ảnh của vầng trăng được thể hiện rõ rệt . Trăng tròn vành vạnh ở đây không phải là một sự thờ ơ mà là sự hồn nhiên . Trăng đến với người như tư cách người bạn . Nó vẫn cứ giữ mãi dáng đó dẫu tình người có đổi thay . Ý nghĩa biểu tượng ở đây chính là sự thủy chung sâu sắc của trăng . Chao ôi , quả là hình ảnh đẹp biết bao ! Hai câu thơ sau , chiều sâu trong bài càng được rõ rệt hơn . Trăng " im phăng phắc " chính là chiều sâu của tính cách vị tha và khoan dung . Dẫu người đời có lãng quên hay phụ tình trăng thì nó vẫn im lặng không than trách một lời . Sự vị tha ấy cao cả đủ cho người khác giật mình . Qua đó , bằng ngòi bút tài ba xuất sắc , Nguyễn Duy đã làm sáng tỏ ý kiến trên .
4 . Hoàn cảnh ra đời : Được viết vào năm 1978 sau ba năm giải phóng miền Nam tại Thành phố HCM và im trong tập thơ " Ánh trăng " .
→ Ý nghĩa : Tái hiện khoảng thời gian từ quá khứ đến hiện tại một cách chân thực và sâu sắc .