@) Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa ( khổ 5 , 6 , 7 )
Khổ 5: Hình ảnh bà luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa , ngọn lửa.
- Hình ảnh "ngọn lửa" `->` ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng cho ánh sáng, hơi ẩm và sự sống.
- Bếp lửa mà bà nhen "sớm sởm chiều chiều" không phải chỉ bằng nhiên liệu bên ngoài mà đã sáng bừng lên thành ngọn lửa bất diệt, ngọn lửa của tình yêu thương "luôn ủ sẵn" trong lòng bà, ngọn lửa của niềm tin vô cùng "dai dẳng", bền bỉ và bất diệt.
- Ngọn lửa `->` những kỉ niệm, niềm tin thiêng liêng kì diệu nang bước châu trên đường đời.
- Điệp ngữ "một ngọn lửa" nhấn mạnh và làm nổi bật tình yêu thương ấm áp bà dành cho cháu.
`=>` Bà là người nhóm lửa - giữ lửa - truyền lửa: sự sống, niềm tin...cho các thế hệ nối tiếp.
Khổ 6: Ngẫm suy về sự tần tảo , đức hi sinh chăm lo cho mọi người của bà
*) Ý 1 ( 7 câu đầu ):
"Lận đận đời bà ............ tuổi nhỏ"
- Đảo ngữ + từ láy + ẩn dụ `->` cuộc đời bà là 1 cuộc đời đầy vất vả gian truân.
- Bà - hình ảnh người phụ nữ Việt Nam giàu lòng yêu thương, giàu đức hi sinh
- Từ "nhóm" ( nhóm bếp lửa , nhóm nồi xôi ) mang nghĩa gốc `->` hoạt động làm cho lửa bén và cháy lên.
- Từ "nhóm" ( nhóm niềm yêu thương , nhóm dậy cả tâm tình tuổi nhỏ ) được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ `->` khơi dậy, làm sáng lên niềm thương yêu, những kí ức đẹp, có giá trị trong cuộc đời con người.
Điệp từ "nhóm" : nhấn mạnh, khẳng định giá trị lớn lao của những việc bà đã làm: nhóm bếp lửa -> khơi dậy tình yêu thương, sự sống, niềm tin
*) Ý 2 ( câu cuối ): Suy ngẫm về hình ảnh bếp lửa
"Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa !": Câu cảm thán + cấu trúc đảo `->` ngạc nhiên, ngỡ ngàng như khám phá ra một điều kì diệu giữa cuộc đời bình dị.
Bếp lửa ấy luôn hiện diện cùng bà - với vẻ đẹp tần tảo, nhẫn nại và đầy yêu thương `->` Nhớ về bếp lửa, nhớ về bà, nhớ về cội nguồn `->` cháu hiểu được linh hồn của một dân tộc vất vả, gian lao mà tình nghĩa.
`=>` Từ ngọn lửa của bà, cháu hiểu được linh hồn của một dân tộc vất vả, gian lao mà tình nghĩa `->` Nhớ về bếp lửa, nhớ về bà, nhớ về cội nguồn với niềm tri ân sâu nặng.
Khổ 7: Nỗi nhớ khôn nguôi trong xa cách
- Khổ thơ cuối cùng là lời tự bạch của người cháu khi đã trưởng thành
- "Giờ cháu đã đi xa" + chấm câu giữa dòng thơ `->` khoảng cách về không gian, thời gian.
- Điệp ngữ có "có" + hoán dụ "khói trăm tàu", "lửa trăm nhà", "niềm vui trăm ngả" `->` cuộc sống đủ đầy, hiện đại.
- Câu hỏi tu từ + từ " nhưng " `->` nỗi nhớ khôn nguôi với niềm hi vọng thiết tha đau đáu về bà - bếp lửa - quê hương - đất nước.
`=>` Khẳng định tình cảm ơn nghĩa, đạo lí thủy chung cao đẹp của người Việt Nam được dưỡng trong mỗi hồn người từ thủa ấu thơ và trở nên bất diệt.