Đoạn thơ trên đã sử dụng hàng loạt biện pháp tu từ. Trước hết, đó là thủ pháp đạo ngữ "nhỏ dần" lên trước "vách núi", "Rì rầm tiếng suối khi gần, khi xa" và "thềm rơi" trước "chiếc lá đa". Hơn hết, nó còn được kết hợp với điệp từ "khi" vừa tạo nhịp điệu cho câu thơ vừa thể hiện âm thanh của tiếng suối. Đó là thanh âm hết sức sống động và gợi cảm. Hơn hết, thứ âm thanh ấy còn đặc biệt, độc đáo khi gần, khi xa. Bên cạnh đó, tác giả còn thành công trong việc vận dụng biện pháp so sánh "Tiếng rơi rát mỏng như là rơi nghiêng" cùng với sự có mặt của điệp từ "rơi". Phải chăng, tác giả như có một dụng ý khi sử dụng hình ảnh so sánh này? Thật vậy, thủ pháp ấy vừa giúp câu thơ thêm gợi tả, gợi hình, gợi cảm mà còn giúp người đọc như cảm nhận, như hình dung được "tiếng rơi". Qua đây, bạn đọc có thể thấy chỉ với bốn câu thơ nhưng tác giả lại sử dụng liên hoàn các biện pháp tu từ. Nhưng nó không về tạo cảm giác nhàm chán mà lại cuốn hút, làm nên cái hay, cái đẹp của bài.