* Đối với khắc họa tính cách nhân vật
- Cái bóng thể hiện tình cảm to lớn của Vũ Nương dành cho người con, cũng thể hiện sự thông minh của người phụ nữ này
- Với bé Đản, mới ba tuổi còn ngây thơ và hồn nhiên, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin về một người cha như thế, đêm nào cũng đến, hiện hữu trên vách nhà, dưới ngọn đèn dầu khuya. Điều đó đã làm cho bé Đản rất vui tươi
- Qua chi tiết cái bóng này đã cho thấy Trương Sinh là một người đa nghi, ghen tuông mù quáng, không tin tưởng vợ mình dẫn đến cái kết không mong đợi
* Đối với cốt truyện
- Cái bóng của nàng Vũ Nương in trên vách tường qua ánh đèn dầu chính là chỉ tiết tạo nên thắt nút, sự mâu thuẫn bắt đầu xảy ra:
+ Vũ Nương đã nói với con mình rằng chiếc bóng trên tường kia chính là cha.
+ Đối với bé Đản, chiếc bóng ấy là cha mình, là điều có thể khỏa lấp nỗi mong chờ trong em.
+ từ lời bé Đản đã làm Trương Sinh nghi ngờ vợ mình không giữ tiết
=> Trương Sinh cho rằng vợ mình không chung thủy, hắn mắng nhiếc chửi rủa , đánh đập nàng → Nàng buộc phải gieo mình xuống sông Hoàng Giang.
- Cái bóng cũng chính là chi tiết mở nút, chứng minh sự oan khiên của nàng Vũ Nương:
+ Trong đêm, khi ngồi cùng bé Đản, cái bóng xuất hiện, bé Đản gọi tiếng" cha"
+ Trương Sinh hiểu được lỗi lầm của mình
=> Chiếc bóng đã hoá giải báo nỗi nghi ngờ trong Trương Sinh
* Đối với giá trị tư tưởng của tác phẩm
- Giá trị hiện thực
+ Chi tiết đã góp phần vạch trần chế độ phong kiến nhiều bất công đã đẩy người phụ nữ trở nên khốn khổ đến đường cùng.
+ Phê phán những người đàn ông hay ghen tuông, không tin tưởng vợ
- Giá trị nhân đạo
+ Cảm thông sâu sắc với người phụ nữ phải chịu nhiều bất công khi không làm điều gì sai trái