Hầu hết các quan điểm đó đều bám lấy chiều hướng dài hạn trong chính sách đối ngoại của Mỹ, và nhiều trong số đó vẫn được Tổng thống Barack Obama thực hiện. Cho dù vị trí của nó có nằm ở đâu, thì cũng đã đến lúc nên đặt thời kỳ này trong một bối cảnh nhất định và đánh giá nó càng thận trọng càng tốt. Trước và sau 11-9 Trước ngày 11-9, chính quyền Bush tập trung chính sách đối ngoại của mình vào Trung Quốc và Nga; vào việc quyết định liệu việc giải quyết vấn đề hòa bình ở Trung Đông có thể thực hiện được; hay tập trung vào hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo; và xem xét cách thức quan hệ với các quốc gia “cứng đầu” như Iran, Iraq, Libya và Triều Tiên. Trong nhiều cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ, các quan chức đã tranh cãi về cái thuận và không thuận khi áp đặt lệnh cấm vận mới lên chính quyền “độc tài” Saddam Hussein ở Baghdad; đồng thời thảo luận về những vấn đề tiếp theo nếu máy bay Mỹ thực hiện vùng cấm bay trên vùng trời Iraq. Tuy nhiên số ít những vấn đề đó nhận được sự ủng hộ. Các quan chức cấp cao không coi chủ nghĩa khủng bố hay chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan là ưu tiên hàng đầu. Richard Clarke, trưởng nhóm chuyên gia chống khủng bố của HĐBA đã lên tiếng mạnh mẽ trước mối nguy cơ này, Giám đốc CIA Director George Tenet cũng đã nâng mức báo động đỏ. Tuy nhiên Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell, Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld và Cố vấn an ninh quốc gia Condoleezza Rice đã không thực sự quan tâm. Và ngay cả Tổng thống Mỹ Bush cũng vậy. Vào tháng 8-2001, ông Bush về nghỉ mát ở trang trại. Osama Bin laden chẳng phải là mối bận tâm lớn của Bush. Bush, Cheney và Rumsfeld thì cũng không tự nghĩ ra được cuộc chiến phủ đầu và đánh chặn, bởi chính sách đối ngoại của Mỹ được hình thành trong một thời gian dài lịch sử. Các chuyên gia cố vấn chính sách đối ngoại và quốc phòng của Bush đã cố xác định một khuôn khổ chiến lược và buộc quân đội Mỹ phải thích ứng vào cái gọi là “cách mạng” trong lĩnh vực quân đội. Tổng thống Mỹ lúc đó cũng nói nhiều về vấn đề tự do hóa thương mại và tái cơ cấu viện trợ nước ngoài của Mỹ. Trong suốt chiến dịch tranh cử, ông ta nói về một chính sách đối ngoại không nổi trội và việc thiết lập một hệ thống quốc phòng hùng mạnh, thậm chí cả cách thức mà ông dự tính hài hòa các mục tiêu vẫn còn không rõ ràng. Sự thật là, trọng tâm của ông Bush ở khắp nơi, ở trong nước, là vấn đề giảm thuế, cải cách giáo dục, chính sách năng lượng, và đột nhiên tai họa ập đến. Đáp lại các vụ tấn công ngày 11-9, chính quyền Bush đã tiến hành ngay một “cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố”. Cuộc chiến không chỉ nhắm đến lực lượng Al Qaeda mà còn tập trung vào nguy cơ khủng bố toàn cầu nói chung. Cuộc chiến không chỉ hướng mục tiêu đến các chủ thể phi quốc gia nguy hiểm mà còn là các chế độ có ý định nuôi dưỡng hoặc viện trợ cho chúng. Để lấy được những thông tin có thể làm bằng chứng, Mỹ đã tìm cách giam cầm, buộc đầu hàng và trong một số trường hợp đã tra tấn tù binh. Chính quyền Bush đã loan tin về việc áp dụng một chính sách dự liệu tự phòng vệ - nói cách khác, đó là chiến tranh đánh đòn phủ đầu. Bush đã tuyên bố rằng ông ta sẽ thực hiện hành động cần thiết nhằm ngăn chặn không chỉ các nguy cơ sắp xảy đến mà còn tập hợp các nguy cơ đó, và sẽ hành động một mình nếu thấy cần thiết. Bush đã nhấn mạnh đến vấn đề dân chủ hóa và việc ghi nhận một nền hòa bình dân chủ. Những hành động này đã trở thành những thành tố cơ bản trong học thuyết Bush, đặc biệt sau khi Mỹ không thể tìm thấy vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Iraq. Bush nói rằng “Các sự kiện và nhận thức chung đã đưa chúng ta đến kết luận cuối cùng”, và “Sự tồn tại của tự do ở Mỹ phụ thuộc vào thành tựu tự do ở các vùng đất khác”. Ba năm sau đó, khi chuẩn bị rời nhiệm sở, bà Rice đã giới thiệu vị trí của mình thông qua việc phát biểu rằng bà ta và đồng nghiệp đã nhận ra “việc xây dựng các quốc gia dân chủ là một trong những yếu tố cấp bách hợp thành lợi ích của Mỹ”. Sau ngày 11-9, Mỹ đã gia tăng xây dựng lực lượng quân sự và tình báo. Chi phí quốc phòng của nước này đã tăng một cách chóng mặt, các sáng kiến phản kích ngày càng mở rộng, các căn cứ mới được xây dựng từ Trung Á đến Tây Nam Á, thiết lập chỉ huy quân sự mới ở châu Phi. Cuộc chiến chống khủng bố trở thành mối bận tâm trong chính sách an ninh quốc gia của chính quyền Bush. Bên cạnh chính sách an ninh của mình, chính quyền Bush vẫn ấp ủ các thị trường tự do, tự do hóa thương mại và phát triển kinh tế. Mỹ đã tái cơ cấu và gia tăng cam kết viện trợ nước ngoài, tăng cường hỗ trợ kinh tế từ 13 tỷ USD Mỹ năm 2000 lên đến 34 tỷ USD năm 2008. Chính quyền Bush cũng tìm cách chống lại bệnh tật, trở thành nhà tài trợ lớn nhất cho Quỹ toàn cầu chống dịch bệnh AIDS, bệnh lao và sốt rét. Mỹ cũng đã đàm phán thương lượng trong việc cắt giảm đầu đạn chiến lược với Nga, tái định hình quan hệ Mỹ-Ấn, hòa nhã hơn trong quan hệ với Trung Quốc. Mỹ tiếp tục cố gây trở ngại việc phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, trong khi vẫn củng cố xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo. Những nỗ lực đó phần nào bổ sung cho nhau, dù cho chính quyền Bush có ý định không muốn để việc phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt gây cản trở quyền tự do hành động trong khu vực mà Mỹ thấy là cần thiết. Mỹ cũng không muốn liều lĩnh với khả năng các quốc gia “cứng đầu” muốn bán hay trao đổi vũ khí hủy diệt hàng loạt cho các lực lượng khủng bố. Hầu hết các chính sách đó – bao gồm đánh phủ đầu (ngăn chặn), đơn phương, tạo uy thế quân sự, dân chủ hóa, tự do hóa thương mại, tăng trưởng kinh tế, tăng cường liên kết đồng minh và quan hệ đối tác giữa các cường quốc – đã được vạch ra trong Chiến lược an ninh quốc gia năm 2002 của chính quyền Bush. Ngày 11-9 đã “kích động” chính quyền Bush và buộc nó phải thay đổi trọng tâm của mình. Lo ngại đã dẫn đến hành động, điều thường thấy trong quyền lực của Mỹ, một “niềm tự hào” trong thể chế và giá trị quốc gia, tính trách nhiệm trước sự an toàn của công chúng, cảm giác tội lỗi khi để đất nước bị tấn công. Trước ngày đó, vị trí đứng đầu và an ninh của Mỹ được xem là lẽ dĩ nhiên phải thế. Nhưng sau sự kiện 11-9, Washington đã nhận thấy vấn đề của việc bảo vệ nước Mỹ, ủng hộ đồng minh, giám sát một nền kinh tế thế giới mở và truyền bá thể chế nước Mỹ. Ưu tiên của nước Mỹ Một số nhà học giả so sánh tác động của sự kiện 11-9 trong chính sách của Mỹ với tác động của chính sách của Mỹ trong cuộc tấn công của Triều Tiên vào Hàn Quốc năm 1950. Ngay sau đó, chính quyền Truman cũng bị choáng váng và đã đưa ra các ý tưởng mới, nhưng ông Truman lúc đó vẫn còn nói nhiều hơn làm. Ông đã thông qua báo cáo Hội đồng an ninh quốc gia, NSC-68, nhưng lại không sẵn sàng thực thi, việc xây dựng quân đội cũng không rõ ràng, tình hình Chiến tranh lạnh trên toàn cầu vẫn không được cải thiện. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ lúc đó và giám đốc hoạch định chính sách của Bộ Ngoại giao Mỹ, Paul Nitze, hiểu rằng họ phải khẳng định ưu thế quyền lực của Mỹ, nhất là sau vụ Liên Xô thử thành công vụ nổ hạt nhân đầu tiên. Họ hiểu rằng họ phải tăng cường năng lực quân sự, giành lại được sự quả quyết của quốc gia, tránh thoái chí, đồng thời phải nhận lấy trách nhiệm dẫn dắt tự do thương mại toàn cầu và tái thiết nền kinh tế Tây Đức và Nhật Bản. Một điều không thể chối cãi là Bush và các cố vấn của ông ta đã bị bế tắc. Họ đã tìm cách duy trì và đánh giá lại vị thế vượt trội của Mỹ nhưng họ đã phải vất vả tìm cách ngăn chặn bất cứ một cuộc tấn công nào tiếp sau lên người dân hay lãnh thổ của Mỹ. Cũng giống như Acheson và Nitze, họ tự tin với cách họ bảo vệ cuộc sống, rằng việc định hình quyền lực trên trường quốc tế và giảm thiểu nguy cơ toàn cầu là tối quan trọng đối với việc duy trì tự do của Mỹ. Tuy nhiên các cố vấn của Bush đã gặp khó khăn trong việc đưa các yếu tố chính sách cần thiết của Mỹ vào một chiến lược thống nhất nhằm ngăn chặn thách thức mà họ coi là cấp bách nhất. Rõ ràng, nhiều sáng kiến trong chính sách đối ngoại, cùng với việc giảm thuế và bất đắc dĩ phải kêu gọi hy sinh trong nước, đã hạn chế lại mục tiêu mà họ muốn đạt được. Sự vượt trội của Mỹ đã bị tổn hại bởi sự thất bại trong việc tiến hành xâm lược Afghanisan và Iraq và bởi chủ nghĩa chống Mỹ đang ngày càng phổ biến. Các cuộc thăm dò dự luận trong thế giới Hồi giáo đã cho thấy, các hoạt động của Mỹ ở Iraq và sự ủng hộ đối với Israel là một sự kết hợp chết người. Khi sự tự do biến thành xâm lược và phản kích, nước Mỹ và quyền lực của nó ngày càng bị tai tiếng. Ưu thế vượt trội của Mỹ bị tổn thất bởi những chi phí không lường trước được của các cuộc chiến kéo dài, với 1,3 nghìn tỷ USD Mỹ, theo đánh giá của Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ, kéo theo đó là các khoản nợ tích lũy dần từ hệ quả của việc cắt giảm thuế và tăng chi tiêu nội địa. Chi phí quốc phòng tăng từ 304 tỷ USD Mỹ năm 2001 lên đến 616 tỷ USD Mỹ năm 2008. Nợ liên bang tăng 32,5% năm 2001 lên 53,5% năm 2009. Trong khi đó, nợ của Mỹ do các chính phủ nước ngoài nắm giữ tăng đột biến, từ 13% vào thời điểm kết thúc Chiến tranh lạnh lên 30% vào thời điểm Bush hết nhiệm kỳ. Năng lực tài chính và tính linh hoạt của Mỹ đã bị xói mòn một cách trầm trọng. Thay vì việc ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh nổi lên, sự can thiệp ở nước ngoài và nỗi lo kinh tế, ngân sách của Mỹ ở trong nước đang đặt Washington vào một vị trí bất lợi so với các đối thủ của nước này, đáng chú ý nhất Bắc Kinh. Trong khi các lực lượng của Mỹ đang sa lầy ở Tây Nam Á thì sự gia tăng năng lực quân sự của Trung Quốc, đặc biệt trong các lĩnh vực tàu ngầm và tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo đang đe dọa đến vị thế của Mỹ ở Đông Á và Đông Nam Á. Đồng thời, thâm hụt thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc đã tăng từ 83 tỷ USD năm 2001 lên 273 tỷ USD năm 2003, tổng số nợ của Mỹ phải trả cho Trung Quốc đã tăng từ 78 tỷ USD năm 2001 lên 1,1 nghìn tỷ USD năm 2011. Thay vì việc duy trì cân bằng khu vực, các hoạt động của Mỹ đã gây đảo lộn cân bằng trong khu vực mà Mỹ có lợi ích nhất, đặc biệt ở vịnh Ba Tư và Trung Đông. Có thể thấy, sự tín nhiệm của Mỹ trong khu vực này đã héo mòn, Iraq phần lớn đã bị loại trừ trong đối trọng với Iran, khả năng của Iran trong việc can thiệp ra ngoài biên giới nước này ngày càng tăng, và năng lực của Mỹ trong việc hòa giải quan hệ Israel-Palestine ngày càng giảm rõ rệt. Thay vì việc ngăn chặn không phổ biến vũ khí hạt nhân, sự can thiệp của Mỹ nhằm thay đổi chế độ đã càng tạo cơ sở cho các quốc gia mà Mỹ coi là “cứng đầu” theo đuổi mục đích vũ khí hủy diệt hàng loạt. Các nhà lãnh đạo Iran và Triều Tiên có vẻ đã dự liệu được rằng sự tồn vong của đất nước họ phụ thuộc vào việc sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt. Thay vì thúc đẩy thị trường tự do, những lo ngại về kinh tế của Mỹ đã khiến Mỹ phải thực hiện cách chính sách bảo hộ trong nước và gây phức tạp hóa đàm phán thương mại ngoài nước. Nỗ lực nhằm xúc tiến vòng đàm phán Đô-ha ngày càng trở nên chật vật, trong khi các hiệp định tự do song phương với Colombia và Hàn Quốc bị trì hoãn. Đó cũng không phải là sự thúc đẩy tự do mà chính là cuộc chiến chống khủng bố đi liền với sự vi phạm nghiêm trọng dân chủ trên toàn cầu. Và thay vì ngăn chặn khủng bố hay chủ nghĩa hồi giáo cực đoàn, các hoạt động của Mỹ đã gây kích động chúng. Trong suốt cuộc chiến chống khủng bố, con số các cuộc khủng bố và chiến binh hồi giáo cũng gia tăng. Báo cáo năm 2008 về chống khủng bố của một học giả trung lập ở Trung tâm đánh giá ngân sách và chiến lược, đã chỉ rõ “kể từ năm 2002 đến năm 2003, vai trò của Mỹ trong cuộc chiến này ngày càng trượt giảm. Mặc dù Mỹ đã bắt giữ và tiêu diệt được những kẻ cầm đầu các hoạt động khủng bố, phá hủy các mạng lưới khủng bố, tịch thu tài sản và xây dựng quan hệ đối tác với các cơ quan chống khủng bố ở nước ngoài, một điều đáng chú ý là những gì mà Mỹ đạt được lại là sự chuyển hướng của tổ chức Al Qaeda thành một phong trào toàn cầu, mở rộng và tăng cường tư tưởng Salafi-Jihadi, làm hồi sinh ảnh hưởng khu vực của Iran, gia tăng số lượng và ảnh hưởng của các đảng chính trị theo trào lưu Hồi giáo chính thống trên toàn thế giới. Có thể sự tiêu diệt Bin Laden sẽ đảo ngược khuynh hướng này, nhưng điều này không xóa được hoài nghi đang lan rộng về chủ nghĩa khủng bố. Những thành công đó phần nào che đi thất bại của Mỹ trong việc để được hầu hết các mục tiêu quan trọng. Nhưng những nhà chỉ trích đã sai khi nói rằng các chính sách đó đã thất bại hoàn toàn. Những chính sách này đều bắt nguồn từ trong quá khứ của nước Mỹ. Sau sự kiện 11-9, Mỹ đã phải đối mặt với một một loạt các thách thức và lựa chọn khó khăn. Trong bối cảnh lo sợ tột cùng và đe dọa thực sự, Mỹ cũng đã kiềm chế được Al Qaeda và các tổ chức khủng bố khác, ngăn chặn thành công một số cuộc tấn công, buộc Lybia phải từ bỏ theo đuổi chương trình hạt nhân, tạo lập quan hệ vững chắc với các cường quốc mới nổi như Ấn Độ, giữ được quan hệ với Trung Quốc và Nga ở mức độ cần thiết. Mỹ cũng đã cải tổ và tái thiết viện trợ nước ngoài, đẩy mạnh vai trò đi đầu toàn cầu trong cuộc chiến chống dịch bệnh truyền nhiễm, giữ vòng đàm phán Đô-ha theo hướng đi lên, thúc đẩy được dân chủ ở một số khía cạnh nhất định và đóng góp vào tình hình hiện tại ở Trung Đông. 11-9 trong cách nhìn lịch sử Các hành động đánh chặn và phủ đầu không phải do ông Bush, cố vấn tổng thống của ông, Dick Cheney hay Rumsfeld nghĩ ra mà chúng đã cómột lịch sử lâu dài trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Một thế kỷ trước, “hệ quả” của Tổng thống Theodore Roosevelt từ Học thuyết Monroe là một chính sách can thiệp đánh chặn ở châu Mỹ, như một kết quả của các hành động chiếm đóng quân sự ở các nước như Haiti và Cộng hòa Dominica. Tiếp theo, Tổng thống Franklin Roosevelt đã điều chỉnh kế hoạch của ông nhằm phòng vệ ngăn chặn chống lại các tàu của Đức ở biển Đại tây dương đang hướng tới nước Mỹ trong Thế chiến thứ II bằng câu nói: “Khi bạn nhìn thấy một con rắn chuông mang nọc độc sẽ tấn công mình, thì hãy tiêu diệt nó trước khi nó tấn công bạn”. 20 năm sau, Tổng thống John F.Kenedy đã quyết định rằng ông không thể để Liên Xô dàn trận vũ khí tấn công cách bờ biển nước Mỹ 90 dặm, và ông đã đơn phương áp đặt lệnh cô lập - về cơ bản là lệnh phong tỏa bao vây và một hành động của sự thù địch - chung quanh Cuba trong suốt cuộc khủng hoảng tên lửa (1962). Trong quan điểm của Kenedy, đó là một bước ngăn chặn hợp lý, mặc dù thực tế là việc này đã đưa nước Mỹ tới bờ vực của chiến tranh hạt nhân. Đối phó với mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố vào giữa những năm 1990, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã ký một tuyên bố hướng dẫn an ninh quốc gia rằng “nước Mỹ sẽ theo đuổi những nỗ lực mạnh mẽ để ngăn chặn và phủ đầu, bắt giữ và truy tố… những cá nhân phạm tội hay đặt kế hoạch các cuộc tấn công như vậy”. Vậy là, cả Roosevelts, Kenedy và Clinton trong suốt nhiệm kỳ của mình đều đồng ý với tuyên bố trong Chiến lược an ninh quốc gia 2002 của Bush, chiến lược nói tới bất kỳ một mối đe dọa hiện hữu nào, rằng “lịch sử sẽ phán xét khắc nghiệt với những kẻ đã thấy trước hiểm nguy mà không hành động. Trong một thế giới mới mà chúng ta đang sống, chỉ có một con đường an toàn duy nhất là con đường của hành động”. Hơn thế nữa, Bush và những cố vấn của ông ta, hiếm khi đơn độc trong việc tìm cách thay đổi chế độ bên ngoài sau cơn chấn động ngày 11-9. Hai tuần sau bài phát biểu “trục ma quỷ” của Tổng thống Bush vào tháng 1-2002, cựu Phó Tổng thống Al Gore tuyên bố, “Thực tế, đôi khi việc gạt vấn đề ngoại giao sang bên và chơi bài ngửa sẽ đặt ra một số vấn đề nhất định.”, “Thậm chí nếu chúng ta đưa việc phá hủy các mạng lưới khủng bố lên ưu tiên hàng đầu và nếu chúng ta thành công, sẽ vẫn có những chính phủ có thể mang lại mối hiểm họa to lớn.”và theo ông Al Gore, một trong số những chính phủ gây hiểm họa đó cho nước Mỹ là Iraq.Nhiều ngày sau đó, Nghị sĩ Joe Biden hay cựu cố vấn an ninh quốc gia dưới thời Bill Clinton, Sandy Berger cũng lên tiếng rằng Saddam phải bị lật đổ và đó là công việc của nước Mỹ. Người ta thường cho rằng các quan chức của đảng Dân chủ có thể đã hành động khác nhau sau sự kiện 11-9, và dường như họ đã quá mẫn cán trong việc hợp tác với những đồng minh của mình ở châu Âu. Song, việc sử dụng lực lượng của chính quyền Bush làm thay đổi chế độ ở các nước được coi là mối đe dọa sau vụ tấn công 11-9 phù hợp với hầu hết những nguyện vọng của người Mỹ vào thời điểm đó.Trong khi đó, việc tăng cường quân sự của chính quyền Bush không đặc biệt chú trọng cũng như không nổi bật. Việc tăng cường quân sự chỉ để tránh các đối thủ cạnh tranh ngang hàng giống với nỗ lực duy trì thế độc quyền nguyên tử của Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ II; để đạt được sự vượt trội quân sự trong bối cảnh cuộc chiến tranh Triều Tiên, duy trì ưu thế quân sự trong những năm cầm quyền của Kenned, giành lại thế ưu việt trong thời Reagan, và nuôi dưỡng trật tự đơn cực sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ... Trong thời Clinton, không phải dưới thời Bush, Mỹ đã bắt đầu chi nhiều tiền hơn cho quốc phòng so với hầu như các quốc gia khác cộng lại. Các học giả và những nhà hoạt động đã thấy được tính liên tục hơn là sự khác biệt trong các mục tiêu chiến lược và các hoạt động quân sự của tất cả các chính quyền Mỹ hậu chiến tranh lạnh. Sự tương đồng giữa các chính quyền Mỹ thời hậu chiến tranh lạnh còn mở rộng sang cả lối nói hoa mỹ và tư tưởng ý thức hệ. Nó đã trở thành mốt trong chu trình phê phán ý thức hệ của chính quyền Bush. Tuy nhiên, việc khẳng định các giá trị dân chủ hầu như không mới mẻ. Các giá trị dân chủ kiểu Mỹ không thể thiếu trong những tầm nhìn thế giới Wilson và Acheson, hay của Henry Kissinger và Tổng thống Mỹ Richard Nixon. Ta phải nhớ lại bài phát biểu của Kenedy trước người dân Berlin hay Liên minh vì sự Tiến bộ, cách giải thích của Tổng thống Johnson về những hành độngcủa Mỹ ở Việt Nam, Tổng thống Jimmy Carter nói về nhân quyền, và Tổng thống Robald Reagan ca tụng vai trò của nước Mỹ trên thế giới. Những lối nói hoa mỹ của họ giống với những bài phát biểu gần đây của ông Bush hay ông Obama. Nhiều người tranh luận rằng chính sách của Mỹ sau sự kiện 11-9 khác biệt bởi học thuyết đơn phương. Song, bản năng hành động độc lập, và đơn phương lãnh đạo thế giới, là hoàn toàn phù hợp với lịch sử lâu dài của chính sách đối ngoại Mỹ, tồn tại từ Bản tuyên ngôn độc lập của George Washington và bài phát biểu nhậm chức đầu tiên của Tổng thống Thomas Jefferson. Trong suốt Chiến tranh lạnh, các quan chức Mỹ luôn duy trì quyền hành động đơn phương. Chiến lược an ninh quốc gia cuối cùng của Clinton, và Chiến lược an ninh quốc gia đầu tiên của ông Obama cũng tương tự như vậy. Có rất ít những nghi ngờ rằng các cố vấn của ông Bush,do sự sợ hãi và ngạo mạn cũng như ý thức trách nhiệm và sự day dứt tội lỗi, có xu hướng hành động đơn phương hơn những người tiền nhiệm hay những người kế nhiệm đảng Dân chủ. Chiến lược an ninh quốc gia 2002 của ông Bush, nổi tiếng với việc loại bỏ chính sách ngăn chặn và răn đe và theo đuổi việc tự vệ phủ đầu, cũng chứa đựng các phần dài thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu, tăng cường thị trường tự do, mở cửa xã hội, và xây dựng cơ sở hạ tầng nền dân chủ. Những chính sách này của Mỹ có một di sản lâu dài, từ “những ghi chú mở cửa” của Ngoại trưởng Mỹ John Hay, Mười bốn điểm của Tổng thống Woodorow Wilson, và Hiến chương Đại Tây Dương của Franklin Roosevelt, và chúng đều là một cơ sở cho nhiều tuyên bố gần đây của ông Clinton hay ông Obama. Ý nghĩa lâu dài của sự kiện 11-9 trong chính sách đối ngoại của Mỹ, vì thế, không nên được đánh giá quá cao. Vụ tấn công ngày hôm đó là một thảm kịch kinh hoàng, một vụ tấn công phi nghĩa vào những người dân vô tội, và là một sự khiêu khích táo tợn. Nhưng chúng không làm thay đổi thế giới hay làm chuyển dịch hướng đi dài hạn trong chiến lược chính của nước Mỹ. Mục đích dành được sự vượt trội của Mỹ, tham vọng lãnh đạo thế giới của Mỹ, mong muốn các thị trường tự do và mở cửa của Mỹ, mối quan tâm với quyền quân sự tối cao của Mỹ, sẵn sàng hành động đơn phương khi xét thấy cần thiết của Mỹ, sự liên kết mở rộng các giá trị và lợi ích của Mỹ;… tất cả vẫn được duy trì, vẫn còn đó, và không thay đổi. Điều mà các vụ tấn công ngày hôm đó đã làm được là sự thay đổi quan niệm mối đe dọa của nước Mỹ và nhấn mạnh ý nghĩa toàn cầu của các chủ thể phi quốc gia và chủ nghĩa Hồi gi