(4.0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng trẻ xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Ngay ngày mắt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
(Trích Viếng lăng Bác – Viễn Phương – dẫn theo Ngữ Văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2013, trang 58)
A.
B.
C.
D.

Các câu hỏi liên quan


(3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.
Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?
Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.
Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức.
(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội nhà văn, 2012)
a. Tìm thành phần phụ chú trong văn bản trên và cho biết tác dụng cử thành phần ấy. (0,5 điểm)
b. Xác định ít nhất một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy” và chỉ ra tác dụng của biện pahsp tu từ ấy. (0,5 điểm)
c. Nêu nội dung văn bản trên (1 điểm)
d. Theo em, có phải lúc nào cũng nên theo đuổi ước mơ không? Trả lời trong 3-5 dòng. (1 điểm)
A.
B.
C.
D.



(3 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Hè về, phượng nở đỏ thắm các con đường, góc phố, sáng rực một góc trời. Cả khoảng xanh lục của lá non và màu xanh biếc của bầu trời lại được điểm xuyết thêm màu hoa phượng đỏ. Hoa nở đỏ thắm các con đường trên phố.

Hoa phượng không có mùi hương thơm quyến rũ như hoa ngọc lan, hoa lài hay các loài hoa khác. Hoa phượng với những chùm hoa xinh đẹp, sắc hoa rực rỡ giữa trưa hè.

Hoa phượng không chỉ đẹp bởi màu sắc, phượng còn là tuổi thơ, là kỉ niệm, là những ngày tháng không phai dưới mái trường của tuổi học trò.

“Hoa học trò”! Ai đó đã gọi hoa phượng một cách trìu mến và thân thương như vậy. Có lẽ vì phượng đã quá gần gũi và thân thuộc với lứa tuổi học trò. Bởi phượng đơm hoa là báo hiệu mùa hè sắp đến.

Không hiểu từ bao giờ và ai đã có ý tưởng thật hay là trồng những cây phượng nơi trường học? Những bông hoa đã thầm như nhắc nhở ngày chia tay của niên học đã sắp gần kề.

Có ai hiểu tại sao phượng nở là chia tay? Có ai trả lời được tại sao tuổi học trò lại yêu hoa phượng? Hình bóng thầy cô cứ trải dài theo những tranh sách nhỏ, bên tấm bảng đen, và trên cả những sớm mai như thế, những buổi sớm mai có màu hoa đỏ lốm đốm in trên bầu trời, trong khoảng sân trường vắng lặng ươm đầy hoa nắng.

Có lẽ ai trong chúng ta lại không trải qua cái tuổi học trò và ít nhất không một lần ngân nga câu hát:

Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng

Em chở mùa hè của tôi đi đâu…

(Theo Lê Nho Việt, báo Dân trí)

Câu 1: Xét về phân loại theo cấu tạo, câu “Hoa học trò” thuộc loại câu gì?

Câu 2: Tìm một câu có thành phần biệt lập, chỉ ra cụm từ và tên của thành phần biệt lập ấy.

Câu 3: Tìm các từ thuộc một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng đó.

Câu 4: Phân biệt ý nghĩa khác nhau của hai từ góc trời và bầu trời.

Câu 5: Nội dung chính của văn bản nói về vấn đề gì?

Câu 6: Em suy nghĩ gì về ý kiến của tác giả cho rằng: hoa phượng là “Hoa học trò”? Trình bày đoạn văn khoảng 5-7 dòng.
A.
B.
C.
D.