Khổ thơ thứ 2 đã khắc họa 1 cách rõ nét hình ảnh con hổ ở chốn giang sơn hùng vĩ trong dĩ vãng huy hoàng. Con hổ đang hồi tưởng lại những ngày tháng rực rỡ trước đây của cuộc đời mình khi được sống giữa thiên nhiên hùng vĩ. Những bóng cả, cây già, những tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, ầm vang cả một khung trời. Những khúc trường ca dữ dội, hào hùng, hiên ngang. Khúc trường ca dữ dội của rừng núi, suối ngàn thiêng liêng, hùng tráng được đặc tả bằng các động từ "gào, hét, thét". Và khung cảnh kì vĩ, bí hiểm ấy chính là sự chuẩn bị cho sự xuất hiện của chúa sơn lâm vào đúng lúc tiếng gào thét của thiên nhiên đang ỏ đỉnh cao dữ dội. Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng - Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng - Vờn bóng âm thầm lá gai, cỏ sắc". Câu thơ thực sự như một đoạn phim quay cận cảnh, chi tiết thu hút sự chú ý của khán giả. Sự xuất hiện của hổ như lấn át tất cả, “khiến cho mọi vật đều im hơi”. Lời khẳn định khôgn thể nào uy quyèn hơn "Ta biết ta chúa tế cả muôn loài". Một chữ "ta" vang lên đầy kiêu hãnh tự hào. Chúa sơn lâm được miêu tả được khắc hoạ trong chiều sâu của tâm linh, trong chiều cao của uy quyền được khẳng định.
-câu bị động: Những khúc trường ca dữ dội, hào hùng, hiên ngang. Khúc trường ca dữ dội của rừng núi, suối ngàn thiêng liêng, hùng tráng được đặc tả bằng các động từ "gào, hét, thét"