A, MB
- giới thiệu tác giả Nguyễn Du: chi tiết trong sách giáo khoa,
- Đoạn trích "Chí Khí anh hùng" nằm trong phần Gia biến và lưu lạc khi Kiều đang nên duyên cùng người anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất Từ Hải.
- Trong đoạn trích "Chí khí anh hùng", người anh hùng Từ Hải được xây dựng với những khát vọng lên đường cao đẹp và những phẩm chất đáng quý.
- Hình tượng người anh hùng Từ Hải hiện lên vô cùng chân thực trong đoạn trích, cho thấy một tầm vóc phi thường và bản lĩnh trượng phu của người anh hùng trong xã hội phong kiến xưa, của một đại trượng phu mẫu mực.
B, TB
1, Chí làm trai, làm nên việc lớn.
- Ngay từ nhan đề, người đọc đã cảm nhận được ý chí và hào khí của một người anh hùng, một người nam nhi đại trượng phu mẫu mực.
- Đầu tiên, Từ Hải hiện lên với chí làm trai, thỏa sức tung hoành để làm nên việc lớn. Hình ảnh "Nửa năm hương lửa đương nồng" là hình ảnh của sự hạnh phúc lứa đôi ngọt ngào, dễ làm cho con người thui chột ý chí muốn vươn ra biển rộng sông dài ngoài kia.
- Tuy nhiên, Từ Hải lại khác, người trượng phu nghĩa lớn ấy đã "thoắt đã động lòng bốn phương". Cách dùng từ độc đáo của Nguyễn Du cho thấy chí lớn, chí làm trai, thỏa sức tung hoành bốn phương làm nên nghiệp lớn của Từ Hải luôn ngự trị và trở thành khát khao lớn, mãnh liệt trong nhân vật.
- Từ bỏ hạnh phúc gia đình êm ấm và Thúy Kiều, người anh hùng ấy "trông vời trời bể mênh mang/ Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong".
- Người đọc có thể thấy được khát vọng công danh của người anh hùng Từ Hải, đã tạm gác gia đình lại để tiếp tục sự nghiệp dang dở.
2, Là người đàn ông có chí lớn
- Thứ hai, người đọc có thể thấy Từ Hải là người nam nhi có nghĩa lớn, muốn cho Thúy Kiều một danh phận đàng hoàng.
- Trong suốt cuộc đời lưu lạc của Kiều thì Từ Hải chính là người đàn ông duy nhất mà có thể cứu Kiều và dám hứa với Kiều về một danh phận và cuộc sống, chỗ dựa đàng hoàng. Tình yêu của Từ Hải dành cho Kiều là tình yêu vững bền, chắc chắn, là tình yêu của một người đàn ông trưởng thành và yêu thương thật lòng.
- Tình yêu này khác với tình yêu mà Thúc Sinh dành cho Kiều là tình yêu ong bướm, lông bông.
- Người anh hùng Từ Hải quyết tâm làm nên sự nghiệp lớn để rồi đón Kiều về nhà, cho nàng một danh phận và cuộc sống êm ấm. Thái độ dứt khoát của Từ Hải qua những từ như "quyết, dứt" và hình ảnh "bằng" (loài chim bằng biểu tượng cho ý chí lớn, khát vọng vươn xa, vươn cao) cho thấy ý chí làm nên công danh và nghiệp lớn của người đàn ông nặng nghĩa nặng tình.
C, KB
Tóm lại, nhân vật Từ Hải là nhân vật mang vẻ đẹp của người quân tử có chí lớn và yêu thương vợ của mình, là điển hình cho bút pháp lý tưởng hóa trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.