Tôi đã đọc nhiều câu chuyện, nhiều vần thơ viết về tình mẹ con, nhưng tôi thực sự bị ám ảnh với hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng. Đặc biệt in sâu đậm dấu ấn trong tôi là hình ảnh cậu bé Hồng qua đoạn trích "Trong lòng mẹ". Chao ôi! chúng ta thật xót xa và cảm thông cho hoàn cảnh đau khổ, bất hạnh của chú bé. Cậu bé là kết quả của cuộc hôn nhân không có tình yêu, lớn lên trong không khí gia đình lạnh lẽo, trong sự ghẻ lạnh, xa lánh của bà cô. Không chỉ có vậy, đáng thương biết bao khi bố cậu nghiện ngập rồi mất sớm, mẹ phải bỏ đi tha phương cầu thực để lại trong cậu những mất mát to lớn.
Mặc dù sống hoàn cảnh như vậy, nhưng tâm hồn Hồng vẫn là vì sao lấp lánh giữa bầu trời thăm thẳm. Trong tâm tư của bé Hồng vẫn tồn tại hình ảnh một người cha dịu dàng, ngọt ngào; một người mẹ “chỉ vì sợ hãi những thành kiến cổ hủ mà xa lìa các con. Chính cuộc nói chuyện giữa Hồng và bà cô đã nói lên điều ấy.
Bà cô vừa cười vừa hỏi 'mày có muốn vào Thanh Hóa – chơi với mẹ mày không?' với nét mặt và giọng nói rất kịch đã thể hiện sự giả dối trơ trẽn của bà cô. Bé Hồng toai trời lời có những khi nghĩ lại thì cúi đầu không đáp đã cho ta thấy sự thông minh, yêu mẹ của cậu.
Rồi bà cô lại ngọt giọng mẹ mày phát tài lắm với đôi mắt sắc lạnh nhìn cháu chằm chằm. Rồi như bị cứa vào nỗi đau tinh thần, chú bé chỉ im lặng cúi đầu, lòng thắt lại khóe mắt cay cay với một nỗi đau không thể kể hết trên gương mặt hốc hác tội nghiệp của đứa trẻ bất hạnh.
Nỗi đau càng được thể hiện rõ hơn khi bà cô vỗ vai ngân dài hai tiếng 'em bé'. Đến đây, những dòng nước mắt chảy ròng ròng, đầm đìa, chan hòa. Cậu quyết không để 'những rắp tâm tanh bẩn' có thể xúc phạm đến tình yêu thương mẹ mãnh liệt ấy. Cậu cũng chỉ biết thương mẹ, thương thân, căm tức những cổ tục đã đày đọa mẹ con chú bé đến mức đường cùng. Rồi nỗi uất ức, căm hận dường như được đẩy lên cao trào khi bà cô độc ác tươi cười khi kể về tình cảnh túng quẫn của mẹ.
Hồng thương mẹ, thương mẹ rất nhiều, nhưng cũng giận mẹ, bỏ đi biệt xứ, để lại mình Hồng ở đây phải chống trọi lại người cô độc ác, cay nghiệt. Đỉnh điểm của tình yêu thương đó, trong suy nghĩ ngây thơ mà rất đỗi chân thành của Hồng, em đã ước “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”.Mong ước ấy của Hồng một lần nữa khẳng định tình yêu thương sâu nặng em dành cho người mẹ bất hạnh của mình.
Để diễn tả niềm vui sướng của bé Hồng khi gặp mẹ, nhà văn đã miêu tả một cách cụ thể, chi tiết: “Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo gọi bối rối : “Mợ ơi ! Mợ ơi ! Mợ ơi Những cụm từ như “thoáng thấy”, “liền đuổi theo”, “gọi bối rối” thể hiện sự cuống quýt, Vội vàng của chú bé. Ta hiểu rằng niềm mong chờ mẹ về luôn thường trực trong tâm trí của chú bé Hồng.
Hình ảnh người bộ hành “ngã gục giữa sa mạc” sẽ chính là hình ảnh của chú bé Hồng sẽ gục ngã giữa sa mạc của sự ghẻ lạnh, đay nghiến nếu như mẹ cậu không về. Câu chuyện được đẩy lên đến cao trào, người đọc cũng hồi hộp chờ đợi: liệu người đó có phải là mẹ cậu bé ? Và rồi, tất cả như được tháo bung ra “Xe chạy chầm chậm mẹ tôi cầm nón vẫy tôi mẹ tôi xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”.
Đó không còn là những giọt nước mắt tủi cực mà là những giọt nước mắt của niềm hạnh phúc vô bờ bến. Nhà văn đã viết nên những câu văn nhẹ nhàng để diễn tả tình mẹ con ấm áp. Trong lòng cậu bé Hồng giờ đây chỉ còn niềm vui sướng tột độ vì cậu thấy rằng mẹ mình không phải như những gì bà cô nói, mẹ vẫn tươi đẹp và “cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt”. Từ những cảm giác đê mê sung sướng của chú bé khi nằm "trong lòng mẹ", nhà văn nêu lên nhận xét khái quát và đầy xúc động về sự êm dịu vô cùng của người mẹ trên đời: "Phải bé lại và để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng". Tình thương mẹ đã cho bé Hồng một cái nhìn sắc bén đối với con người và sự việc ngoài đời. Tình thương ấy không gì có thể cản ngăn, chia cắt được và ngày càng trở nên thắm thiết nồng nàn. Qua đó, ta càng hiểu và yêu mến bé Hồng, hiểu sâu hơn tình mẫu tử thiêng liêng. Hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng trở thành một áng văn nghệ thuật, vừa có tầm vóc tư tưởng lớn lao, vừa thể hiện chân thật "rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại"